Social Icons

Pages

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

CÓ THẬT VIỆT NAM IM LẶNG NHÌN BIỂN ĐÔNG RƠI VÀO TAY TRUNG QUỐC?

Trước những diễn biến trên Bãi Tư Chính, đâu đó một số ý kiến đã vội trách cứ “Chính phủ Việt Nam nhu nhược”. Một số khác lại “dập lửa bằng xăng” với luận điệu kiểu như: “Trong lúc cuộc đối đầu tại bãi Tư Chính vẫn rất căng thẳng thì Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng lại tay bắt mặt mừng với lãnh đạo Trung Quốc” (FB Viettan); “Tàu cộng gây hấn, Việt cộng Võ Văn Thưởng sang tàu hợp tác” (Danlambao); “Hóa ra Thủ tướng nhà mình chỉ chăm chăm xem Trung cộng làm kinh tế kiểu gì để kiến tạo” (BùiThanhHieu)… Sự thật thế nào? Có đúng chúng ta im lặng nhìn Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG!. Một đất nước đã đi qua quá nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm sẽ không bao giờ run sợ, chấp nhận sự xâm lấn lãnh thổ bất hợp pháp của bất cứ thế lực nào. Một đất nước yêu chuộng hòa bình sẽ sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp nhẫn nhịn, mềm dẻo để giải quyết các xung đột. Điều đó không có nghĩa đất nước đó hèn nhát và sợ hãi. Đây là chân lí không cần chứng minh, chỉ cần nhìn lại lịch sử.
Tuy nhiên, câu chuyện chống ngoại bang xâm lấn ở thời hiện đại không thể áp dụng cách làm của thời trước được nữa, không nhất thiết cứ phải dùng vũ lực. Trong khi cả thế giới dùng trí khôn biện luận và sức mạnh của pháp lý, của ngôn từ tại các nghị trường để giải quyết tranh chấp, xung đột thì chỉ có kẻ dại khờ mới ưu tiên dùng vũ lực.
Số phận địa – chính trị ưu ái đặt nước Việt bên bờ Biển Đông nơi trữ lượng dồi dào tài nguyên dầu khí, thủy sản, nhưng cũng khắc nghiệt sắp đặt nước ta làm láng giếng bất đắc dĩ với Trung Quốc tham lam luôn chực chờ thôn tính nước Việt. Thử đặt mình vào tình cảnh trên, gia đình bạn có thể chuyển nhà đi nơi khác khi không ưa gã hàng xóm xấu bụng, nhưng một đất nước mấy ngàn năm lịch sử thì không thể.
Nhiều người cứ thấy hành vi khiêu khích của Trung Quốc với Việt Nam là hô hào tử chiến, thực tế chỉ là nông cạn. Nên nhớ, chúng ta có thể thắng TQ trong 1,2 trận chiến, bắn chìm vài con tàu, giết được vài nghìn quân TQ nhưng TQ mãi mãi là láng giềng, luôn luôn là như thế. Chưa kể, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta và mọi hành động kiểm soát của Trung Quốc về kinh tế sẽ gây thiệt hại cho hàng vạn gia đình người Việt.
Còn nhớ, tháng 4 năm 2014, khi tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippins và TQ nổ ra, việc đàm phán bất thành, Chính quyền Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế – hủy các chuyến du lịch của người Trung Quốc, áp đặt biện pháp kiểm dịch ngặt nghèo với hoa quả nhập khẩu của Philippines (trong đó có mặt hàng chuối) làm nước này khốn đốn về kinh tế để gia tăng áp lực buộc Chính quyền Manila trở lại bàn đàm phán. Thế mới thấy áp lực lớn về kinh tế tác động và chính trị như thế nào và Việt Nam với điều kiện hiện nay chưa thể thoát được áp lực như vậy.
Hãy nhìn về lịch sử, hãy tìm hiểu xem chính sách đối với Trung Quốc của ông cha ta như thế nào. Tại sao Lê Lợi phải mở đường cho quân Minh về nước. Nói như thế để thấy rằng, cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo là cuộc chiến lâu dài, trường kỳ mà sự kết hợp giữa kiên quyết, khéo léo là con đường đối ngoại duy nhất để vừa bảo vệ chủ quyền, vừa đảm bảo các lợi ích về kinh tế, xã hội. Không làm nảy sinh các cuộc xung đột gây căng thẳng tình hình, không để xảy ra tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, vẫn sống với hàng xóm, qua lại giao thiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Đó mới là điều quan trọng.
Chính vì thế, cần phải hiểu thấu đáo ý nghĩa của chiến lược “4 Tránh” (tránh xung đột về quân sự, tránh đối đầu về kinh tế; tránh bị cô lập về ngoại giao; tránh lệ thuộc về chính trị), “3 Không”(không liên minh quân sự với nước ngoài; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự để chống lại các nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác), và “9 K” (kiên quyết đấu tranh, kiên trì, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, kiềm chế, không nổ súng trước, không để nước ngoài lấn chiếm biển, đảo, không để xảy ra xung đột), đề cao chính sách ngoại giao mà chúng ta đang kiên định theo đuổi.
Nào phải tự nhiên mà mới đây, Giáo sư Mỹ Panos Mourdoukoutas lại đưa ra nhận định: ‘Việt Nam có chiến lược bảo vệ từng centimet chủ quyền’. Bởi…
Nếu đất nước bốn ngàn năm không chịu lớn
Thì bây giờ em chẳng thể gọi tên
Nếu dân tộc đớn hèn như em nghĩ
Thì còn đâu dải bờ cõi nối liền

Văn Dân

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA, NGÀY 8/8: “Nước Việt Nam là một khối thống nhất về mặt dân tộc, lịch sử và kinh tế, và không một lực lượng nào trên thế giới có thể chia cắt được Việt Nam”.

Là sự khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Diễn từ tiệc chiêu đãi ở Bêôgrát (Nam Tư)”, Báo Nhân dân đăng trên số 1248, ngày 08 tháng 8 năm 1957.
Trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn cao cấp Chính phủ Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đến Nam Tư, phát biểu tại tiệc chiêu đãi của nước chủ nhà dành cho Đoàn ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo cho bạn biết về việc đế quốc Mỹ đã nhảy vào thế chân thực dân Pháp, cấu kết với bọn bù nhìn ở miền Nam Việt Nam bội ước, phá hủy các điều ước đã ký tại Hiệp nghị Giơnevơ, biến đường giới tuyến tạm thời ở vĩ tuyến 17 thành một đường biên giới, cố tình chia cắt đất nước Việt Nam lâu dài.
Với tinh thần “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn thể dân tộc Việt Nam. Lời của Bác là ý chí sắt đá của Đảng, quyết tâm của cả dân tộc, động viên quân và dân cả nước giữ vững ý chí, quyết tâm, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa anh em để chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quân đội nhân dân Việt nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, lực lượng chính trị, đội quân chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân, khắc ghi lời Bác Hồ dạy luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao đã cùng với toàn Đảng, toàn dân đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ toàn quân cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thái độ phân biệt đúng, sai, không dao động trước các tác động tiêu cực, khó khăn, hiểm nguy, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.

Đừng làm hỏng tinh thần chiến sỹ vì nghe theo tin “đểu” về bãi Tư Chính!

Thông tin về bãi Tư Chính vẫn không ngừng thu hút sự quan tâm của dư luận khi mà tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
Chỉ cần tìm kiếm từ khóa “bãi Tư Chính” trên Google hoặc Facebook, chưa đến 1 giây đã có cả triệu kết quả, đủ cho thấy mật độ thông tin dày đặc đến cỡ nào. Với từng ấy thông tin thì xác suất gặp phải tin giả không nhỏ.
Mới đây, fanpage Phố Bolsa TV đã đăng tải một nội dung ngắn “một nhân chứng xác nhận có tình trạng tàu đâm húc, máy bay chiến đấu J8 của Trung Quốc xuất hiện và máy bay chiến đấu SU-30 Việt Nam đang đuổi bắt trên trời tại địa điểm bãi Tư Chính”. Tài khoản FB mang tên Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Hải tung ra một video mang tên “đối đầu giữa hai tàu Việt Nam và Trung Cộng ngày 15/7/2019” kèm theo câu dẫn “hành động xâm lược của Trung Quốc trên thềm lục địa Việt Nam”.
Là những người đang trong tâm thế mong ngóng tin từ thực địa bãi Tư Chính nên chắc chắn khi gặp những thông tin kiểu như trên, chúng ta sẽ dành sự quan tâm rất lớn, ai không ưa Trung Quốc thì tức giận, người luôn hướng về các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ngoài khơi thì lo lắng, hoang mang,…. Nhiều người bàn vào nói ra càng làm gia tăng chất xúc tác tâm lý dễ bị kích động rồi “hưởng ứng” lời kêu gọi biểu tình của một số kẻ nghệ không ra nghệ, sỹ không ra sỹ, luật sư không ra luật sư.
Tuy nhiên, nếu chúng ta dành một chút thời gian để kiểm chứng thông tin thì sự thật sẽ vỡ ra ngay trước mắt. Nói về thông tin chiếc máy bay J8 của Trung Quốc vờn nhau với Su-30 của Việt Nam, có một chi tiết quan trọng đáng lưu tâm: J8 được xem là phiên bản lỗi của chiếc Su-15 Liên Xô bởi bán kính tác chiến chỉ được 800 km, vì năng lực bay kém nên Trung Quốc đã cho nằm bãi từ lâu. Thế nên, e rằng nước này chẳng dại đưa một chiếc máy bay chưa bay được đến bãi Tư Chính đã lộn nhào xuống biển. Tiếp đến là “video đối đầu giữa hai tàu Việt Nam và Trung Cộng ngày 17/7/2019”.
Cũng chỉ mất 1 giây tìm kiếm trên Youtube với tiêu đề “tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam”, mọi người có thể tìm ra video này có từ năm 2014 khi Việt Nam kiên quyết không cho Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng lãnh hải của nước ta nên đã xảy ra va chạm giữa tàu hai nước. Sự việc này cũng đã từng được truyền thông trong nước như Tuổi trẻ, VTC14 và trang tin hải ngoại như VOA đưa tin với tiêu đề “Tàu Trung Quốc tiếp tục sử dụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam”, “Tàu Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả”.
Nói thẳng ra, sự việc diễn ra ở bãi Tư Chính mấy tuần qua quá nóng, thời sự đưa tin liên tục, hầu như cả nước đang hướng về biển đảo. Một số người cũng lợi dụng cơ hội này để tung ra một “rừng” tin giả nào là “Trung Quốc đánh chiếm bãi Tư Chính”, “Trung Quốc định đánh nhà giàn DK1”, “hàng chục tàu hải quân Trung Quốc và Việt Nam đụng độ căng thẳng trên biển Đông”, “biển Đông đang dậy sóng dữ dội”, “báo động đỏ ở bãi Tư Chính”, “Phó đô đốc Mỹ đưa hạm đội 7 đến bãi Tư Chính để giúp Việt Nam”…
Chúng ta không thể ngăn cản họ giật tít câu view, đưa tin giả kích động biểu tình nhưng chúng ta có thể chọn cách tỉnh táo, hành động khác đi để giữ bình yên cho đất nước này. Chúng ta có thể chọn cách thương và động viên các chiến sỹ đang trực chiến ngày đêm ngoài bãi Tư Chính. Chúng ta có thể chọn cách đồng lòng cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các chiến sỹ hải quân để họ vững tâm nắm chắc tình hình trên biển, nhạy bén với mọi tình huống, tự tin ứng phó và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Một ngày tàu Hải Dương 8 còn hiện diện gần bãi Tư Chính nói riêng và trong vùng biển của Việt Nam nói chung thì truyền thông trong nước và hải ngoại vẫn sẽ lên tin đều. Để không trở thành con cờ hay nạn nhân của tin giả thì tất cả phụ thuộc vào bản lĩnh của chúng ta mà thôi. tin rằng hầu hết mọi người cũng đã biết âm mưu của các đối tượng và tổ chức đứng sau hàng loạt tin giả vừa qua rồi.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Nêu gương - phẩm chất cần có của người đứng đầu


Vấn đề nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu luôn được Đảng ta chú trọng lãnh đạo thực hiện. Nhiều nghị quyết của Đảng đã đề cập đến trách nhiệm nêu gương của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các địa phương, đơn vị. Cụ thể hóa các nghị quyết, Đảng ta đã ban hành các quy định về trách nhiệm nêu gương như: Quy định 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.
Theo tinh thần của c

ĐỪNG PHIẾN DIỆN, XUYÊN TẠC SỰ THẬT


Trong bản “Phúc trình thường niên về tệ buôn bán người trên thế giới” ra ngày 20-6-2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng “vấn đề buôn bán người tại Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng do không xử lý triệt để tội phạm buôn người theo pháp luật”, từ đó họ đưa Việt Nam vào “nhóm quốc gia có vấn đề buôn bán người bậc 2 và sẽ bị theo dõi do không đạt được những tiêu chuẩn cần thiết nhằm loại bỏ và giảm thiểu nạn buôn bán người”. Cần phải thấy ngay rằng cách nhìn nhận ấy của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là chủ quan, phiến diện một chiều và xuyên tạc sự thật.

“NÉ TRÁCH NHIỆM” CĂN BỆNH KHÔNG MỚI


Một trong những căn bệnh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tồn tại lâu nay là bệnh né tránh trách nhiệm, sợ trách nhiệm. Mặc dù đã được nhận diện và chỉ rõ là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng, thế nhưng cho đến nay, căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả. Tác hại của căn bệnh này là rất lớn, đòi hỏi phải có phương thuốc đặc trị.
Thế nhưng, bệnh né tránh trách nhiệm, lẩn tránh nhiệm vụ cũng gây ra hậu quả, thiệt hại không kém. Đến mức tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 vừa được tổ chức thì căn bệnh né tránh trách nhiệm được chỉ đích danh là một trong những trở lực của phát triển, gây lãng phí lớn, thậm chí gây mất niềm tin. “Sợ trách nhiệm” và “né trách nhiệm” để chỉ những người được giao nhiệm vụ công nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ, thậm chí thoái thác nhiệm vụ, lẩn tránh nhiệm vụ theo chức trách của mình. Tại sao người ta lại “né” quyền lực và trách nhiệm mà tổ chức đã trao cho mình? Đó có thể là vì người ta cho rằng việc thực thi những nhiệm vụ đó khá “xương”, không có lợi cho bản thân, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tiễn hiện nay, có những việc cần sớm được cung cấp thông tin để định hướng dư luận thì không có ai phát ngôn, gây ra nhiều lo lắng, rồi những tin đồn, những thông tin xuyên tạc có cơ hội xuất hiện hoặc rất nhiều việc đáng lẽ phải được giải quyết ở cấp dưới, ở cấp cơ sở, nhưng vì cấp dưới, cấp cơ sở không giải quyết, mà cứ dồn dần lên cấp trên, nên cuối cùng rất nhiều nhiệm vụ lên đến tận cấp quản lý hành chính cao nhất là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này rõ ràng làm giảm hiệu quả quản trị của cả hệ thống, gây dồn ứ nhiệm vụ. Nhiều cấp có thể ra quyết định quản lý theo đúng thẩm quyền thì lại có xu hướng trở thành cấp trung gian, trung chuyển trách nhiệm, và cả hệ thống phải chờ cấp cao nhất ra quyết định quản lý thì mới thực thi được. Nhiều việc vì thế chậm được giải quyết. Xu hướng “dồn việc lên trên” này xuất hiện cả trên bình diện quốc gia và trong mỗi cơ quan, bộ, ngành, địa phương. Đẩy lên cấp trên hoặc đẩy cho bộ phận khác là phương án rất dễ, nhiệm vụ coi như không liên quan gì nữa tới mình, nhưng việc thì vẫn còn nguyên.