Tư tưởng tiến công là nét đặc sắc trong truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây cũng là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin khi đề cập về khởi nghĩa vũ trang: "Một khi đã bắt đầu khởi nghĩa thì phải hết sức quyết tâm hành động và dù sao cũng tuyệt đối phải chuyển sang tấn công. Phòng ngự là con đường chết của khởi nghĩa vũ trang". Tư tưởng đó được Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Việt Nam.
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019
HỒ CHÍ MINH ĐỀ CẬP CÁC NHÂN TỐ "THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HOÀ" TRONG CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG NHƯ THẾ NÀO?
Quá trình chỉ đạo chiến tranh cách mạng ở nước ta, Chủ tịch Hồ chí Minh luôn luôn coi "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" là những nhân tố quyết định thắng lợi, trong đó nhân hoà là "điều kiện quyết định" nhất.
Thiên thời, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là điều kiện khí hậu, thời tiết, thời gian, là điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện vật chất, mùa màng. Vì thế, để xây dựng lực lượng, biến thời tiết, khí hậu, thời gian, cơ sở vật chất... thành lực lượng, sức mạnh để trường kỳ kháng chiến thì con người phải biết "lợi dụng ngày, đêm, sớm, tối, mưa, nắng, nóng, rét...". Bởi vì "Giặc Pháp là vỏ quýt dày, ta phải có thời gian để mà mài móng tay nhọn, rồi mới xé toang xác chúng ra", "Tất cả các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều có thể tuỳ lúc, tuỳ nơi mà lợi dụng, nhưng điều kiện thời gian, điều kiện nhanh chóng vẫn là quan trọng hơn hết"; "Trong chiến tranh, giờ phút có quan hệ lắm, chỉ sai nhau 5 phút có thể quyết định được thắng bại"; "Dân ta năm nay được mùa, không phải lo đói, lo rét như hồi đầu năm. Với điều kiện vật chất khá đầy đủ, dân chúng đã đủ lực lượng chiến đấu đến cùng".
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỀ TÀI CẤP BỘ QUỐC PHÒNG
Chiều ngày 10/9/2019, tại Hà Nội, Trường Đại học Chính trị đã tổ chức Hội đồng khoa học đánh giá cơ sở đề tài cấp Bộ Quốc phòng “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội người dân tộc thiểu số trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” do Thiếu tướng Trần Quang Trung, Chính ủy Nhà trường làm Chủ nhiệm đề tài.
Hội đồng khoa học gồm 09 thành viên do Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Ngọc Hồi, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân làm Chủ tịch. Tham dự Hội nghị còn có Thủ trưởng Ban Giám hiệu Trường Đại học Chính trị; đại biểu Cục Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng; Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị; Học viện Quốc phòng; Học viện Chính trị; Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự; Bộ Tư lệnh Quân khu 3; cùng các nhà khoa học và Ban đề tài.
CHÍNH TRỊ VIÊN - NGƯỜI CẦM SÚNG, PHẤT CỜ
Thực tiễn xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta hơn 70 năm qua cho thấy, ở bất kỳ thời điểm nào, chất lượng bộ đội, nhất là chất lượng về chính trị luôn phụ thuộc lớn vào tư cách, phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên (CU, CTV).
Tháng 12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân, dân Hà Nội cùng quân, dân cả nước đứng lên chiến đấu. Các CTV luôn sát cánh động viên, cùng bộ đội chiến đấu dũng cảm trên các chiến hào, trong từng góc phố, đánh bật nhiều đợt tiến công của quân Pháp. Điển hình như CTV Lê Gia Định đã đập kíp bom ba càng, dũng cảm hy sinh ngay trước thềm Bắc Bộ Phủ, diệt cả tiểu đội địch. Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu đến người cuối cùng tại Nhà máy Điện Yên Phụ, đầu cầu Long Biên…; giao tranh quyết liệt với quân Pháp ở nhiều vị trí quan trọng trong thành phố. Đại đội 134 gan góc chiến đấu suốt ngày đêm, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch; các chiến sĩ quyết tử dùng bom ba càng xông lên diệt xe tăng địch, nhiều đồng chí dũng cảm hy sinh. Đại đội trưởng Vũ Công Định dùng tiểu liên, súng ngắn, sau đó đánh giáp lá cà với địch và hy sinh dũng cảm; CTV Lê Chí Thực cùng cán bộ, chiến sĩ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng...
ĐỒNG CHÍ DƯƠNG MẠC THẠCH, CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN
Đồng chí Dương Mạc Thạch, bí danh Xích Thắng (sinh năm 1915), quê ở xã Minh Tâm (Nguyên Bình) là người đảng viên, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Nguyên Bình. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (ĐVNTTGPQ) được thành lập, đồng chí Dương Mạc Thạch là Chính trị viên của Đội.
Đồng chí Dương Mạc Thạch vốn là người sáng dạ, thông minh, nhanh nhẹn. Tháng 6/1934, đồng chí tham gia cách mạng và chỉ hai tháng sau đó được kết nạp vào Đảng. Đồng chí trở thành cán bộ nằm vùng dày dạn kinh nghiệm, đã vận động, giác ngộ được nhiều người theo cách mạng. Năm 1940, đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh ủy Cao Bằng. Là người am hiểu địa bàn, nắm chắc phong trào cách mạng và có uy tín ở địa phương, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc, đồng chí được tổ chức phân công bám trụ hoạt động ở Nguyên Bình và vùng giáp ranh với Bắc Kạn.
TẾT TRUNG THU BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI
Có lẽ có rất ít vị lãnh tụ trên thế giới lại gần gũi với nhân dân và bình dị như Bác Hồ chúng ta. Đó là một đêm Giao thừa Bác đã đến thăm những người nghèo, đó là hình ảnh một lần Bác xắn quần xắn áo xuống ruộng cùng nhân dân, đó lại là hình ảnh Bác ở lại để chờ được đón Tết Trung thu cùng các em thiếu nhi.
Tết Trung Thu đầu tiên trên nước nhà sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, vào ngày 21/9/1941 Bác đã viết bài thơ cho thiếu nhi vô cùng xúc động:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Học hành, giáo dục đã thông
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa…”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)