Năm nào cũng vậy, dù
công bố vào thời điểm nào, Báo cáo hằng năm về tình hình tự do báo chí toàn cầu
của Ủy ban Bảo vệ ký giả quốc tế (CPJ) cũng đều có chung sự thiếu thiện cảm, hồ
đồ, xuyên tạc, bóp méo, chống phá vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Đương nhiên,
Báo cáo công bố năm 2019 mới đây cũng không là ngoại lệ, bởi nó vẫn chứa đựng
cái nhìn ác ý, hằn học, dã tâm kích động, chống phá…
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019
Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019
Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII
Mục tiêu xuyên suốt
không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thời gian
gần đây, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng càng đẩy mạnh
thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” một cách toàn diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tư tưởng chính
trị, kinh tế, pháp luật, quốc phòng, an ninh, nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công
tác nhân sự đại hội...
Cảnh giác với chiêu bài núp bóng “xã hội dân sự”
Vài năm gần đây, cái
gọi là “xã hội dân sự” được nhiều cá nhân bất mãn chính trị và các thế lực thù
địch thường xuyên đề cập trên một số diễn đàn mạng xã hội. Đằng sau việc hô hào
phát triển "xã hội dân sự" theo mô hình phương Tây, các thế lực thù
địch âm mưu thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống phá sự nghiệp đổi
mới của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta.
Khái niệm “xã hội dân sự” hiện có nhiều định nghĩa khác
nhau, nhưng đại ý chung “là không gian xã hội công cộng nằm ngoài nhà nước, thị
trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, bao gồm tổng thể các định chế xã hội
độc lập tương đối với Nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực văn
hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội” (theo Tạp chí Cộng sản)…
Về bản chất, “xã hội dân sự” có một số điểm tích cực. Đó là hoạt động trong
khuôn khổ pháp lý và đạo lý vì mục tiêu khẳng định quyền làm chủ của nhân dân
đối với xã hội và Nhà nước…
Phòng và chống “bệnh” thành tích, háo danh
Cùng với các biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ, “bệnh” thành tích, háo danh đã, đang đe dọa tới
sự tồn vong của Đảng và chế độ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp
cách mạng.
TÍNH CHẤT NGUY HẠI CỦA "BỆNH" THÀNH TÍCH, HÁO
DANH
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã chỉ rõ, một
trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là:
“Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng
thành tích, “đánh bóng” tên tuổi, thích được đề cao, ca ngợi, “chạy thành
tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu””.
“Quần chúng” không phải là “một người”, “tồn tại” không phải là “hạn chế”
Không nên sử dụng “tồn
tại” thay cho khuyết điểm, yếu kém hoặc khó khăn… Bởi, “tồn
tại” là tồn tại, khuyết điểm là khuyết điểm. Không thể dùng “tồn
tại” để làm “nhẹ đi” “giảm đi” hay “sang hơn” trong nói và viết.
Cách đây ít lâu, tôi được dự hội nghị sơ kết công tác Đảng
giữa năm của một doanh nghiệp. Trong báo cáo sơ kết, tôi đặc biệt chú ý tới một
số từ và cụm từ được sử dụng trong văn bản, xin trích dẫn lại:
- “Nhờ có sự định hướng, chỉ đạo sâu sát của đồng
chí Giám đốc, nên Ban Chấp hành Đảng ủy Công ty đã tích cực, kịp thời triển
khai những chủ trương phù hợp với đặc thù công tác Đảng trong doanh nghiệp...”.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
“Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” - một câu nói thật giản
dị của Bác Hồ, nhưng từ lâu đã trở thành lẽ sống, phương châm sống và khẩu hiệu
hành động của Đảng ta, dân tộc ta.
Tư tưởng đoàn kết đến với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khá
sớm. Ngay từ những năm 1920, khi còn đang bôn ba hoạt động tìm đường cứu nước ở
nước ngoài, trong nhiều bài báo, bài nói chuyện, Người đã kêu gọi tinh thần
đoàn kết giữa người lao động ở các nước chính quốc với quần chúng nhân dân ở
các nước thuộc địa. Lời kêu gọi đã dần dần thức tỉnh những người cộng sản,
những người dân chủ ở các nước quan tâm nhiều hơn đến phong trào giải phóng dân
tộc ở những nước đang bị chế độ thực dân xâm chiếm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)