Social Icons

Pages

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Lập luận của Trung Quốc về vùng Biển Đông: Ngụy biện và vô lý

Căng thẳng xung quanh khu vực Bãi Tư Chính đến nay đã gần bước sang tháng thứ ba. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu các loại vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước ASEAN khác.


Mưu đồ

Ý đồ cũng như mục tiêu các lần xâm nhập của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nằm trong tiến trình thực hiện chính sách “tằm ăn dâu” nhằm độc chiếm Biển Đông và thực hiện chiến lược biến Trung Quốc thành cường quốc đại dương.
Về các biện pháp thì muôn hình vạn trạng, từ “ngoại giao pháo hạm”, đến “vừa ăn cướp vừa la làng”, từ dùng vũ lực để đe doạ đến thực hiện “tam chủng chiến pháp”… Đây chính là chính sách nước lớn ức hiếp nước nhỏ, một dạng của chính sách bá quyền trong thời đại mới và cũng là một truyền thống trong chính sách bành trướng của Bắc Kinh đối với khu vực, trong đó có Việt Nam.

CÁCH MẠNG CN 4.0 VÀ NHỮNG GÓC NHÌN

1. Có nhiều góc nhìn cho một vấn đề, sự việc là điều bình thường, nhất là trước mỗi xu hướng phát triển mới. Hiện nay, đã có trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm cả các quốc gia chưa giàu, đã ban hành các chiến lược, chương trình hành động liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh, nhiều nước cũng xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số (là một nội dung cốt yếu trong việc tham gia CMCN 4.0).
Câu chuyện CMCN 4.0 ở VN đang bắt đầu. Khi VN ban hành quyết sách về CMCN 4.0, thực tế đã có những người suy nghĩ chủ quan, lạc quan tếu, nóng vội, duy ý chí, cho rằng 4.0 sẽ nhanh chóng, 4.0 sẽ xử lý tất cả mọi việc, mà chưa nhìn thấy những khó khăn, mặt trái mà 4.0 mang tới!!!
Bên cạnh, cũng xuất hiện những suy nghĩ, quan điểm rất thụ động, phủ nhận về cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, cho rằng cuộc CMCN 4.0 là của người khác, hay của nước khác, hoặc là của nước phát triển, rằng Việt Nam cứ làm tốt 0.4 đã, cớ gì phải vội vàng mần 4.0???

NHẬN DIỆN CHIÊU BÀI CHỐNG PHÁ NÚP DƯỚI DANH NGHĨA GÓP Ý, KIẾN NGHỊ

Nhân câu chuyện ông Nguyễn Đình Bin, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu kiến nghị về việc cần hỏa táng thi hài Bác Hồ, mới thấy rằng đúng là lâu nay, danh nghĩa góp ý, kiến nghị đã trở thành một thủ đoạn, chiêu bài chống phá mới của những kẻ cơ hội chính trị như ông Bin.
Không lạ khi kiến nghị của ông Nguyễn Đình Bin, cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi lãnh đạo cấp cao của Việt Nam rằng “nên hỏa táng thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh” lại được VOA đặc biệt quan tâm. Đây được xem là “cơ hội vàng” để nhà đài có “thâm niên” chống Việt Nam này phát đi những luận điệu bôi xấu, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và mục đích cuối cùng là để chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Viettel thay đổi cuộc sống ở châu Phi như thế nào?

Kilimanjaro là tên của đỉnh núi cao nhất châu Phi và cũng là ngọn núi độc lập cao nhất thế giới ở Tanzania. Quốc gia Đông Phi này sở hữu phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bề dày lịch sử văn hoá, với diện tích rất rộng lớn. Thế nhưng, một mặt khác là sự nghèo nàn, lạc hậu ở nhiều vùng nông thôn.
Tại tỉnh Kilimanjaro (nơi có đỉnh núi độc lập cao nhất thế giới), bộ lạc Masai – một trong những bộ lạc nổi tiếng nhất châu Phi vẫn duy trì lối sống và phong tục riêng biệt, với đời sống người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi bán du mục.

Học Bác từ những điều bình dị


Bình dị, chân phương, khiêm nhường trong lối sống; cần mẫn, nhiệt huyết trong lao động, phục vụ, đó là chất kết dính giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân. Bản chất, lối sống người dân vốn mộc mạc, cán bộ sẽ không thể đến với dân bằng lối quan cách “bề trên” và thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy, những vị lãnh đạo dù ở bất cứ cấp bậc nào, càng bình dị, càng gần dân, càng được dân mến, dân tin…

Quy định 205 có ngăn chặn “lợi ích nhóm” và “hoàng hôn nhiệm kỳ”?


Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền với 5 nội dung mới. Trong đó, đã quy định cụ thể nhận diện rõ thế nào là chạy chức, chạy quyền; thế nào là bao che, tiếp tay cho các hành vi này. Đồng thời bổ sung chế tài, hình thức xử lý đối với người vi phạm chạy chức chạy quyền. Quy định cũng nhằm ngăn chặn tiêu cực, "lợi ích nhóm", "hoàng hôn nhiệm kỳ" có thể xảy ra trong công tác cán bộ.