Social Icons

Pages

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

RÕ TRÁCH NHIỆM, KHÓ LÀM SAI


Công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và là “khâu then chốt” của “nhiệm vụ then chốt” vì “cán bộ là gốc của công việc” và “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Việc tìm kiếm, lựa chọn được những cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng công việc được giao, hay nói cách khác là tìm đúng người trao đúng việc, là khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, đòi hỏi người làm công tác cán bộ phải thật minh bạch, công tâm, khách quan. Thế nhưng đâu đó trong chuỗi hoạt động quan trọng này đã nảy sinh những toan tính, vụ lợi, sử dụng quyền được trao để đạt được mục đích cho riêng mình.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH (Phần 3)


DÂN VẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP “NÊU GƯƠNG”
“Nêu gương” là phương pháp giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hành đạo đức cách mạng, xây dựng nền tảng xã hội mới. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, “nêu gương” là một trong những phương pháp vận động nhân dân hữu hiệu nhất. Để tập hợp được lực lượng, vận động được quần chúng, được quần chúng tin tưởng, sẵn sàng tham gia và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, thì người đảng viên, người cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận phải là những tấm gương sống.

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII


Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 7/10/2019 đến ngày 12/10/2019, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII họp Hội nghị lần thứ 11 để thảo luận, cho ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020; và một số vấn đề quan trọng khác.
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo các văn kiện Đại hội XIII: Dự thảo Báo cáo chính trị và Dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH (Phần 2)

PHƯƠNG PHÁP “DÂN VẬN KHÉO” LÀ PHẢI BIẾT PHÁT HUY DÂN CHỦ
Phát huy dân chủ tức là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để dân thực sự được “làm chủ” và thực sự “là chủ”. Hồ Chí Minh chỉ rõ, phát huy dân chủ không chỉ là “ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ” mà còn là “không được phung phí nhân lực, vật lực của dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ dân cũng là biết tôn trọng dân”[11]. Trong quan hệ với nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác dân vận phải sâu sát, tìm hiểu kỹ càng, “hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân... Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân”.

HỌC VÀ LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH (Phần 1)


 Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ, cán bộ và cấp ủy các cấp phải sâu sát với công việc và sâu sát với nhân dân, dựa vào nhân dân để kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.
PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN “LẤY DÂN LÀM GỐC”
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh được kế thừa từ truyền thống lịch sử của cha ông ta. Khi nhìn nhận về vai trò, sức mạnh của nhân dân, các bậc tiền nhân đã dạy: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” (Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn); tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi: “Chúng chí thành thành” (Ý chí của nhân dân là thành lũy vững chắc); sức dân như nước, chở thuyền hay lật thuyền cũng do dân: "Lật thuyền mới rõ dân như nước. Cậy hiểm khôn xoay, mệnh ở trời".

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

CẢNH GIÁC VỚI LỜI KÊU GỌI "BẤT TUÂN DÂN SỰ"

Những năm gần đây, thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch thường sử dụng một thủ đoạn mới, đó là: kêu gọi người dân tham gia “bất tuân dân sự” (BTDS) nhằm tập hợp lực lượng để khi có thời cơ thì tiến hành các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, lật đổ chính quyền. Để không mắc mưu, cần nâng cao cảnh giác với những lời kêu gọi “BTDS” dưới mọi hình thức.
Theo Wikipedia “BTDS là các hoạt động, công khai từ chối tuân theo một số luật lệ nhất định, yêu cầu và lệnh của chính phủ, hoặc của một quyền lực quốc tế chiếm đóng… BTDS đôi khi, mặc dù không phải luôn luôn, được định nghĩa như là phản kháng bất bạo động”. Cũng theo Wikipedia, những vụ BTDS lớn, sớm nhất được thực hành bởi người Ai Cập chống lại sự chiếm đóng của Anh trong cuộc cách mạng Ai Cập năm 1919 và được sử dụng trong nhiều phong trào phản kháng bất bạo động tại nhiều quốc gia, như: tại Ấn Độ (chiến dịch của M. Gan-đi để giành độc lập từ đế quốc Anh), trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc của N. Mandela ở Nam Phi, trong “cách mạng Nhung” ở Tiệp Khắc và Đông Đức, “cách mạng Ca hát” ở các nước Ban-tích (thuộc Liên Xô cũ) vào những năm cuối thế kỷ XX. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, hình thức này được thực hiện bởi “cách mạng Hoa hồng” ở Gru-zia (năm 2003) và “cách mạng Cam” ở U-crai-na (năm 2004), “Mùa xuân Ả Rập” ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đầu những năm 2010, v.v.