Social Icons

Pages

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Mỗi lời nói, hành động của Người đều hướng tới lợi ích thiết thực của con người, hướng tới sự hài hòa giữa con người, xã hội với thiên nhiên, trong đó việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng không nằm ngoài mục đích đó. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái được thể hiện rõ thông qua đời sống sinh hoạt của Người, những bài viết, bài nói, những phong trào, những lời khuyên răn đối với nhân dân, cán bộ. Đến cuối đời, trong những lời dặn dò trong Di chúc, Bác cũng không quên đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến vấn đề trồng cây và bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 1947, khi nước nhà mới giành độc lập, trong tác phẩm “Đời sống mới” (bút danh Tân Sinh), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu hai phương diện của môi trường là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Về môi trường tự nhiên, Người viết: “về vệ sinh, đường xá phải sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và chăm sóc cẩn thận. Những ao hồ không cần thì lấp đi, cho đỡ muỗi. Phải có cầu xia chung, hoặc cầu xia riêng từng nhà. Đã khỏi hôi thối, ruồi nhặng, lại có phân tốt”(1).

Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội và giải pháp phòng, chống


Cùng với sự chống phá trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, mấy năm gần đây, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng in-tơ-nét (interrnet), mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, chế độ ta, với những thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc. Vì thế, nhận diện và đấu tranh làm thất bại mưu đồ đó của chúng là giải pháp cấp thiết hiện nay.

HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI” NƯỚC CỜ CAO TAY CỦA VIỆT NAM

Lường trước những mưu đồ của gã hàng xóm, ngay từ thập niên 70 Việt Nam đã âm thầm xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Vậy “Hai hành lang, một vành đai” là gì?
Theo Tiến sĩ Bùi Hải Đăng (trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH&NV Tp.HCM), Việt Nam đã âm thầm xây dựng “hành lang chủ quyền” thứ nhất trên các đảo nổi ở quần đảo Trường Sa ngay từ thập niên 70. Sang đến những năm 80, hai nhánh chủ lực của Việt Nam cùng lúc vừa mở rộng “hành lang chủ quyền” thứ nhất khi trú đóng và kiên cố hoá toàn bộ công sự ở các đảo nổi thuộc vành đai phía Tây quần đảo Trường Sa bằng chiến dịch CQ-88, vừa xây dựng hệ thống cụm Dịch vụ Kinh tế – Khoa học – Kỹ thuật DK-1 trên “hành lang chủ quyền” thứ hai ở khu vực thềm lục địa phía Nam.

KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG, LÔI KÉO, KÍCH ĐỘNG


Thời gian qua, những sai phạm của một số cán bộ, đảng viên đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và âm mưu “diễn biến hòa bình” luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ tình trạng này đã và đang là một nhiệm vụ cấp thiết.
Từ dự báo khoa học đến những hiện tượng nguy hiểm
Cách đây 6 năm, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và một số cơ quan đồng tổ chức hội thảo khoa học về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (TDB, TCH). Hội thảo xác định, TDB, TCH có thể diễn ra 3 giai đoạn, ứng với 3 mức độ. Ở giai đoạn ban đầu, đối tượng thể hiện sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, về Chủ nghĩa Mác-Lênin; giai đoạn 2, đối tượng bắt đầu chủ động tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu chống đối, hoặc lý luận phản động; giai đoạn 3, đối tượng hoàn toàn có tư tưởng phản động, chống đối. Tương ứng với đó sẽ là 3 kịch bản TDB, TCH: Một là, về chính trị. Hai là, từ kinh tế chuyển hóa về chính trị. Ba là, các phần tử biến chất liên kết lại, dùng “nội công, ngoại kích” tạo ra “cách mạng màu” theo kiểu “mùa xuân Ả-rập”.
Năm 2016, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã đề cập mối quan hệ nguy hiểm: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Một dẫn chứng của hiện tượng trên chính là Trịnh Xuân Thanh. Theo thông tin kết luận từ cơ quan chức năng, Thanh có nhiều sai phạm từ lâu nhưng không bị xử lý vì có sự dung túng, bao che và còn liên tục được bổ nhiệm cao hơn, nên ngày càng lộng hành, coi thường kỷ cương, phép nước, coi thường những ý kiến góp ý của cấp trên, đồng đội. Với bản tính như vậy, khi bị xử lý, Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng, công khai tuyên bố không còn tin ở lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trốn đi nước ngoài. Thanh đã tự biến mình từ một tội phạm tham nhũng trở thành kẻ tiếp tay cho các đối tượng phản động, cung cấp tài liệu (cả tài liệu mật) để chúng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NHƯNG KHÔNG ĐỂ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỊ LỢI DỤNG


Sau khi Báo Quân đội nhân dân (QĐND) số ra ngày 7-10 đăng bài viết “Ngăn ngừa những “bàn tay đen” núp bóng bảo vệ môi trường”, dư luận xã hội có nhiều ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề báo nêu vì thời gian gần đây, có khá nhiều thông tin khác nhau về vấn đề môi trường, phát triển bền vững cả trên báo chí và mạng xã hội (MXH).
Có không ít thông tin đã bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, dư luận kiến nghị, cần nhận diện rõ sự thật, quan tâm xử lý nghiêm túc những bất cập về môi trường để phát triển bền vững nhưng cũng phải cảnh giác, kịp thời xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm những hội, nhóm, trang mạng núp bóng vấn đề môi trường để phá hoại an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Báo QĐND xin trích đăng một số ý kiến phản hồi sau bài báo.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Một số vấn đề đặt ra từ thực tế hoạt động của tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

Ngày nay, hệ thống thông tin đại chúng ở Việt Nam đã và đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên thực tế cũng đang đặt ra một số vấn đề cần sớm giải quyết bởi sự phát triển đó có chỗ, có nơi còn thể hiện thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực, quản lý không theo kịp phát triển; một số cơ quan truyền thông lại có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, xây dựng con người...