Social Icons

Pages

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NHƯNG KHÔNG ĐỂ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỊ LỢI DỤNG


Sau khi Báo Quân đội nhân dân (QĐND) số ra ngày 7-10 đăng bài viết “Ngăn ngừa những “bàn tay đen” núp bóng bảo vệ môi trường”, dư luận xã hội có nhiều ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề báo nêu vì thời gian gần đây, có khá nhiều thông tin khác nhau về vấn đề môi trường, phát triển bền vững cả trên báo chí và mạng xã hội (MXH).
Có không ít thông tin đã bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, dư luận kiến nghị, cần nhận diện rõ sự thật, quan tâm xử lý nghiêm túc những bất cập về môi trường để phát triển bền vững nhưng cũng phải cảnh giác, kịp thời xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm những hội, nhóm, trang mạng núp bóng vấn đề môi trường để phá hoại an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Báo QĐND xin trích đăng một số ý kiến phản hồi sau bài báo.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Một số vấn đề đặt ra từ thực tế hoạt động của tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

Ngày nay, hệ thống thông tin đại chúng ở Việt Nam đã và đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên thực tế cũng đang đặt ra một số vấn đề cần sớm giải quyết bởi sự phát triển đó có chỗ, có nơi còn thể hiện thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực, quản lý không theo kịp phát triển; một số cơ quan truyền thông lại có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, xây dựng con người...

RÕ TRÁCH NHIỆM, KHÓ LÀM SAI


Công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và là “khâu then chốt” của “nhiệm vụ then chốt” vì “cán bộ là gốc của công việc” và “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Việc tìm kiếm, lựa chọn được những cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng công việc được giao, hay nói cách khác là tìm đúng người trao đúng việc, là khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, đòi hỏi người làm công tác cán bộ phải thật minh bạch, công tâm, khách quan. Thế nhưng đâu đó trong chuỗi hoạt động quan trọng này đã nảy sinh những toan tính, vụ lợi, sử dụng quyền được trao để đạt được mục đích cho riêng mình.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH (Phần 3)


DÂN VẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP “NÊU GƯƠNG”
“Nêu gương” là phương pháp giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hành đạo đức cách mạng, xây dựng nền tảng xã hội mới. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, “nêu gương” là một trong những phương pháp vận động nhân dân hữu hiệu nhất. Để tập hợp được lực lượng, vận động được quần chúng, được quần chúng tin tưởng, sẵn sàng tham gia và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, thì người đảng viên, người cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận phải là những tấm gương sống.

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII


Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 7/10/2019 đến ngày 12/10/2019, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII họp Hội nghị lần thứ 11 để thảo luận, cho ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020; và một số vấn đề quan trọng khác.
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo các văn kiện Đại hội XIII: Dự thảo Báo cáo chính trị và Dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH (Phần 2)

PHƯƠNG PHÁP “DÂN VẬN KHÉO” LÀ PHẢI BIẾT PHÁT HUY DÂN CHỦ
Phát huy dân chủ tức là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để dân thực sự được “làm chủ” và thực sự “là chủ”. Hồ Chí Minh chỉ rõ, phát huy dân chủ không chỉ là “ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ” mà còn là “không được phung phí nhân lực, vật lực của dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ dân cũng là biết tôn trọng dân”[11]. Trong quan hệ với nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác dân vận phải sâu sát, tìm hiểu kỹ càng, “hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân... Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân”.