Social Icons

Pages

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

KIẾN TẠO NỀN DÂN CHỦ MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN


Gần đây, Đảng, Nhà nước ta ban hành các chủ trương, chính sách, luật pháp nhằm kiểm soát quyền lực, đặc biệt là Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc “Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao còn các thế lực thù địch cho rằng “không thể kiểm soát được quyền lực, không thể có dân chủ nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không từ bỏ độc quyền lãnh đạo”. Có thực như vậy không?
Để góp phần bác bỏ luận điệu võ đoán nêu trên, trước hết phải có sự thống nhất trong quan niệm về dân chủ. Dân chủ (tiếng Anh là Democracy) có gốc từ tiếng Hy Lạp; nghĩa gốc của từ cũng là nghĩa cơ bản của khái niệm “chính quyền của dân, thực hiện quyền lực của dân”. Dân chủ là một hình thức (cách thức, kiểu) tổ chức nhà nước mà trong đó “quyền lực phải thuộc về số đông, phục vụ cho nhu cầu của số đông và vì quyền lợi của số đông”(1). Hiện nay, khi định nghĩa về dân chủ, hầu hết các nhà lý luận, chính khách và các nhà hoạt động xã hội đều ưa thích sử dụng cách diễn đạt của Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ: “Dân chủ là chính quyền của dân, do dân và vì dân”. Người vạch rõ bản chất của một xã hội được coi là dân chủ, chỉ rõ nguồn gốc quyền lực thuộc về nhân dân chính là Các Mác. Ông viết: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật pháp mà luật pháp tồn tại vì con người; ở đây, sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đó thì dưới những hình thức khác của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được quy định bởi luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy”(2). Quan niệm này đặc biệt sâu sắc, theo đó, con người trong cuộc sống hiện thực của nó không phải là cái được quy định bởi luật pháp mà ngược lại, chính luật pháp phải là cái phù hợp với sự tồn tại của con người.

"DÂN VẬN KHÉO THÌ VIỆC GÌ CŨNG THÀNH CÔNG”


Cách đây 70 năm, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở vào giai đoạn cam go, quyết liệt nhất, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Dân vận, đăng trên báo Sự thật, số ra ngày 15/10/1949. Ngắn gọn và súc tích, tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa cô đọng tư tưởng của Người về công tác dân vận, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thấm nhuần lời dặn của V.I.Lênin: “Không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được”[1] và nhận thức sâu sắc rằng “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”[2], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin về vận động quần chúng kiểu mới để tiến hành công tác dân vận.

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

“Khuyết điểm TO ở nhiều nơi là XEM KHINH việc dân vận”



Chuyện xưa kể rằng (ai đó đừng vội nói .. phò Tàu, vì ngày đó chưa có Trung Quốc mà dân ta gọi là Tàu, Khách), Tăng Tử hỏi Khổng Tử:
- Về giữ chính sự của một nước phải làm gì?

Khổng Tử đáp:
- Muốn giải quyết tốt chính sự phải có 3 điều kiện: sung túc lương thực, quân lực dồi dào, được trăm họ tin cậy.

- Nếu phải bỏ một?
Đáp:
- Quân lực.

- Nếu phải bỏ hai?
Đáp:
- Lương thực.

- Sao không bỏ điều ba?
Đáp:
- Có trăm họ tin cậy sẽ có hai điều trên. Mất lòng tin trăm họ sẽ mất hai điều trên, mất tất cả.

Lại chuyện thời nhà Trần, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cảm khái về những tuỳ tướng của mình, vốn chỉ là các nông dân, gia nô trong phủ được ông trọng dụng, rằng: "Chim hồng hộc bay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũng như chim thường thôi".

DÂN VẬN-NGUYÊN LÝ TRƯỜNG TỒN

Ngày 15-10 hôm nay là một ngày có ý nghĩa đặc biệt khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm tròn 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận”. Bài báo nói lên vai trò to lớn, sống còn của công tác dân vận (CTDV) đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Thực hiện lời dạy của Người, trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta đều coi CTDV-vận động nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu để phát huy lòng dân, sức dân, trí tuệ của nhân dân hoàn thành mọi công việc lớn nhỏ. Đó cũng là lý do Đảng ta lấy ngày 15-10-1930 là Ngày truyền thống CTDV của Đảng và từ 20 năm trước là Ngày Dân vận của cả nước. Hôm nay, cũng là ngày tổng kết 10 năm phong trào thi đua “Dân vận khéo” do Đảng ta phát động nhằm đẩy mạnh CTDV trong tình hình mới của đất nước.

NHẬN THỨC TỆ THẾ THÌ ĐỪNG DUYỆT PHIM!

Nói về việc để lọt "đường lưỡi bò" trong phim "Everest - Người tuyết bé nhỏ", bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, thành viên Hội đồng Trung ương Thẩm định phim, cho rằng hình ảnh này "chỉ xuất hiện vài giây, mọi người cứ làm quá"
Bộ phim "Everest - Người tuyết bé nhỏ", do hãng DreamWorks (Mỹ) hợp tác với Công ty Pearl của Trung Quốc sản xuất, Công ty CJ CGV tại Việt Nam phát hành, công chiếu ở Việt Nam từ ngày 4-10, sau khi được Hội đồng Trung ương Thẩm định phim thông qua và Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cấp phép phổ biến toàn lãnh thổ Việt Nam. Khi phát hiện trên phim có hình ảnh "đường lưỡi bò" - tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông - công luận lên tiếng, nhà phát hành ngưng chiếu nhưng phim đã ra rạp cả chục ngày.

"ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" VÀ SỰ NGUY HIỂM CỦA VŨ KHÍ TUYÊN TRUYỀN TRUNG QUỐC

Bốn giây xuất hiện của "đường lưỡi bò" trong bộ phim hoạt hình dài hơn tiếng rưỡi có thể không dài, nhưng đó lại là cách thức tuyên truyền rất tinh vi của Trung Quốc.
Dư luận đang dậy sóng về chuyện bộ phim hoạt hình Abominable (tên phát hành tại Việt Nam: Everest: Người tuyết bé nhỏ) bị dừng chiếu sau khi khán giả phát hiện cảnh phim có hình ảnh "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển Đông.
"Đường lưỡi bò" hay "đường chín đoạn" là khái niệm mà Bắc Kinh dựa vào để tuyên bố quyền lịch sử đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách này hoàn toàn trái với luật quốc tế và trên thực tế, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.