Social Icons

Pages

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

THỰC HIỆN PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn tầm quan trọng và vai trò của xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; đồng thời, nhận thức đầy đủ hơn về tính khách quan thực hiện dân chủ, nhất là các hình thức dân chủ trực tiếp trong tình hình mới.

Để tiếp tục hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Xuất phát từ yêu cầu của xã hội hiện nay và trên cơ sở những hạn chế như đã chỉ ra, trong thời gian tới, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam dựa trên đổi mới sáng tạo, xin được kiến nghị một số biện pháp sau:
Một là, về nhận thức.
Các cấp quản lý, các ngành và các chủ thể quản trị quốc gia phải thấy được ý nghĩa sâu sắc giữa tuyên bố và thực hiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo một cách thực chất. Đổi mới sáng tạo không thể chỉ dừng ở khuyến nghị mà cần có hành động. Các biện pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong DN, trong người dân, các tổ chức nghề nghiệp và trong bản thân hệ thống quản trị quốc gia cần được hiện thực hóa theo lộ trình và nguồn lực thực tế đi kèm. Ý chí lãnh đạo, tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo phải trở thành yếu tố thường xuyên trong tư duy và hành động của hệ thống chính trị các cấp. Các chủ thể quản trị quốc gia, trong đó nòng cốt là hệ thống chính trị, cần trở thành hạt nhân cổ vũ khát vọng đổi mới sáng tạo của các chủ thể khác trong xã hội. Cùng với đó, bản thân các DN, người dân và tổ chức nghề nghiệp cũng cần thấy sứ mệnh trực tiếp của mình trong thực hiện đổi mới sáng tạo để góp phần vào phát triển đất nước. Sự gặp gỡ giữa ý chí lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhất quán của hệ thống chính trị với sự sẵn sàng đón nhận một cách tin tưởng của cộng đồng DN và các tầng lớp dân cư trong xã hội là động lực trực tiếp cho đổi mới sáng tạo của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam về dài hạn.

NGUYỄN ANH TUẤN LÀ AI?


Nguyễn Anh Tuấn sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, là lứa đầu tiên của thế hệ 9x, Tuấn học giỏi và thi đỗ thủ khoa và tốt nghiệp hạng xuất sắc ngành Quản lý công - Học viện Hành Chính Quốc gia. Một con người được cho là giỏi giang như vậy, nhưng trước sự cám dỗ từ những đồng đô la của tổ chức VOICE (một tổ chức được thành lập dưới sự chỉ đạo của tổ chức phản động Việt Tân từ năm 2007), Tuấn đã mờ mắt, rối trí và ngoan ngoãn trở thành con bài phục vụ cho những mưu đồ chính trị đen tối của chúng.
Ngã rẽ của Tuấn bắt đầu từ đây: Năm 2011, Tuấn làm đơn “tự thú” gửi Viện Kiểm sát xin được bị bắt như ông Cù Huy Hà Vũ với tội danh tàng trữ tài liệu chống phá nhà nước bởi theo Tuấn y cũng giấu tài liệu bị Nhà nước cho là phản động nên cũng cần bị bắt. Với cách “ghi điểm” độc đáo này, Tuấn đổi được một suất học bổng 3 năm với toàn bộ chi phí đài thọ đi hơn 20 nước; và “học bổng” đó đã chuyển hóa Tuấn trở thành đối tượng phản động chống phá Đảng, Nhà nước.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

A DUA - CĂN BỆNH CẦN CHỮA TRỊ, KHÔNG ĐỂ BỊ LỢI DỤNG CHỐNG PHÁ


Ngạn ngữ có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để nhắc nhau phải thận trọng trong phát ngôn. Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tình trạng phát ngôn bừa bãi diễn ra khá phức tạp.
Không chỉ đơn giản là nói cho sướng miệng, đáng ngại nhất là tình trạng phát ngôn bừa bãi, tung tin thất thiệt, bóp méo sự thật, vu khống, đặt điều nhằm ý đồ xấu, hoặc xuất phát bởi động cơ cá nhân, sự ích kỷ trong lối sống... Tình trạng trên càng trở nên nguy hiểm khi không ít người mắc bệnh a dua, hùa theo những phát ngôn bừa bãi ấy. Căn bệnh này sẽ càng trở nên nguy hiểm khi các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo sự thật, kích động, mua chuộc, lôi kéo tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
A dua - căn bệnh trầm kha trong cộng đồng

“CỘNG ĐỒNG MẠNG” CHIA SẺ VÀ “THỰC THI CÔNG LÝ” CÓ THẬT SỰ MANG LẠI GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP KHÔNG?


1:22 sáng ngày 17/10/2019, một tài khoản Facebook đăng đoạn video về một người đàn ông ở tỉnh An Giang say xỉn, đánh con anh ta bằng nhiều cú tát vào mặt, kèm theo thông tin về kẻ bạo hành này. Video này lập tức được chia sẻ một cách nhanh chóng cùng với vô số lời chửi rủa, phẫn nộ. Không chỉ vậy, một nhóm người còn tổ chức truy lùng người đàn ông bạo hành kia.
14:06 chiều ngày 17/10, một tài khoản Facebook khác mở chức năng trực tiếp video (livestream) cảnh vây bắt “hung thủ”. Một nhóm hơn 20 người vây quanh, đấm, đá vào người đàn ông trong clip. Tuy nhiên cũng có một số người ở hiện trường kịp thời ngăn lại việc bạo hành kẻ bạo hành kia. Đoạn livestream nói trên và nhiều hình ảnh lại tiếp tục được lan truyền, cùng hàng chục ngàn bình luận hưởng ứng.
Tất cả những điều này có mặt được, mất gì? Việc chia sẻ video, hình ảnh bạo lực cùng hàng chục ngàn bình luận chửi mắng, lan truyền sự phẫn nộ trên mạng hơn 10 tiếng và có thể còn lâu hơn nữa mang lại giá trị gì? Việc “trừng trị” hung thủ bằng bạo lực như thế có mang lại công lý cho nạn nhân không hay đó là hành vi vi phạm pháp luật?

CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ TÔN VINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Cách đây không lâu, trong dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người (19-05-2019-19-05-1969), tại Mỹ đã diễn ra Hội thảo “Hồ Chí Minh toàn cầu" (“Global Hồ Chí Minh”). Hội thảo nằm trong chương trình hợp tác giữa trường Đại học Columbia và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chủ đề được chính các học giả Mỹ, Đại học Columbia đề xuất.
Có thể nói trong xu thế chống cộng mà các thế lực thù địch phương Tây đã và đang duy trì hướng vào chống các các ĐCS và các nước do các ĐCS cầm quyền…, thì hội thảo quốc tế với chủ đề “HCM toàn cầu” là một hiện tượng đặc biệt. Cái đặc biệt ở đây là ở cách nhìn nhận của nhóm tác giả đối với thân thế và sự nghiệp của CT HCM…
Còn nhớ trong lịch sử người ta đã nói về HCM với những tư tưởng trái chiều nhau- “HCM người theo Chủ nghĩa yêu nước”… hoặc “ HCM, người chiến sỹ quốc tế vĩ đại”… nhưng chưa có ai nhìn nhận vai trò HCM trong quá trình toàn cầu hóa.
Nội dung hội thảo tập trung vào 3 chủ đề chính: HCM với các cường quốc, HCM trong chiến tranh lạnh và Di sản toàn cầu HCM.