Social Icons

Pages

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Kiểm soát tự do ngôn luận trên mạng,… vi phạm hay bảo đảm quyền con người

Image may contain: 5 people, people standing and outdoorTrên nhiều báo chí, trang MXH, chủ đề quyền tự do ngôn luận (TDNL) nói chung, TDNL trên internet, MXH nói riêng là một chủ đề được cư dân mạng đặc biệt quan tâm. Bộ “4T” cũng khá vất vả về những kẻ thích trở thành người nổi tiếng trên mạng, đặc biệt là trên Facebook bằng cách đưa thông tin “giật gân”. Các chủ đề cũng đa dạng như đời thường - từ những vấn đề chính trị, quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ VN với mấy nước lớn, như Hoa Kỳ Nga, TQ… cho đến giá cả dịch vụ, dịch bệnh corona…
Trong mấy ngày trước và sau tết Canh tý, trên nhiều trang mạng chống cộng, có bài viết về quyền TDNL ở VN. Họ viết rằng: “VN siết TDNL và tấn công mạng tạo mối nguy cho nhân quyền”(!) của tổ chức Ân xá quốc tế Amnesty International (báo cáo năm 2019)… “việc các nhà hoạt động nhân quyền bị tấn công trên mạng là những thách thức với các nhà hoạt động nhân quyền tại VN”.

Suy Ngẫm Về Cái Gọi Là “Tù Nhân Lương Tâm”

Image may contain: 25 peopleĐầu năm 2020, trên một số trang mạng phản động, trong đó có VNTB của cái gọi là Hội nhà báo độc lập đăng Thông báo của một tổ chức gọi là “Người Bảo vệ Nhân quyền - Defend the Defender – viết tắt là DTD” cho rằng: “tính đến ngày 31/12/2019, chế độ cộng sản VN đang giam giữ ít nhất 238 tù nhân lương tâm” (!)
Cứ mỗi khi trên lãnh thổ VN xuất hiện một hoặc một vài đối tượng bị Nhà nước VN tuyên án do có hành vi phạm tội xâm phạm đến an ninh quốc gia thì các tổ chức bên ngoài lại vinh danh đó là một “tù nhân lương tâm”.
Vậy “tù nhân lương tâm” là những người như thế nào? Và những tù nhân ở VN có được coi là “tù nhân lương tâm”?

Cần khẳng định rằng ở VN thực sự có tự do báo chí!

Image may contain: one or more peopleNền báo chí cách mạng VN thực sự hình thành khi tờ “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, số ra đầu tại Quảng Châu, Trung Quốc ngày 21/6/1925. Hoảng hốt trước sức mạnh của báo chí cách mạng VN, thực dân Pháp đã tiến hành kiểm soát gắt gao, do vậy, những người cách mạng đã tìm cách xuất bản bí mật ở trong nước hay xuất bản ở nước ngoài rồi mới bí mật chuyển về trong nước. Báo chí cách mạng xuất bản công khai trong giai đoạn 1936-1939 cũng như trong cao trào giải phóng dân tộc 1941-1945, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã thực sự chinh phục được trái tim, khối óc của hàng triệu người, cổ vũ tinh thần chiến đấu ngoan cường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Những kẻ luôn nhắm mắt

Image may contain: one or more people and outdoorSau hơn một tháng, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn đang trong những ngày rất khó khăn. Trung Quốc và cả cộng đồng quốc tế đã và đang tập trung các nguồn lực lớn về tài lực, nhân lực, vật lực ở mức cao nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan, cứu chữa bệnh nhân, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc-xin phòng bệnh.
Không phải không có những tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, thảm họa Covid-19 dường như vẫn chưa bị đẩy lùi. Số bệnh nhân ngày một tăng. Màu đỏ trên bản đồ - dấu hiệu của nơi có dịch – đã và đang loang rộng ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Số bệnh nhân tử vong mỗi ngày một tăng đang khiến nỗi đau của nhân loại ngày càng quặn thắt.

16/16 ca bệnh nhiễm Covid-19 ở VN đều đã khỏi bệnh,. Từ 13/2/2020, VN chưa ghi nhận ca bệnh mới.

Chiều 19/2, Bộ Y tế vừa thông báo bệnh nhi 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc mắc Covid-19 đã khỏi bệnh và dự kiến sẽ xuất viện vào ngày mai (20/2). Hiện, bé ổn định, không sốt, ăn bú tốt. Xét nghiệm cả hai lần đều cho kết quả âm tính với virus corona.
Đây là ca thứ 15 nhiễm Covid-19 tại nước ta và là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc bệnh. Bệnh nhân bị nhiễm virus corona từ bà ngoại P.T.B. (ngụ tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc).
Ngoài ra, bệnh nhân 50 tuổi (ngụ tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) điều trị tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà cũng sẽ được xuất viện chiều ngày 20/2. Đây là ca bệnh thứ 16 tại Việt Nam. Ông là cha của bệnh nhân N.T.D. - người trong đoàn công nhân trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Bộ Quốc phòng ban hành thông tư có quy định về hạn tuổi sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý

QĐND Online - Ngày 17-2, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BQP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Điều 13 và Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về hạn tuổi của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý; kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của sĩ quan; phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ.

Tại Điều 3, Chương II của thông tư quy định: Đối với đơn vị bộ binh sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), hạn tuổi cao nhất của các cấp chỉ huy như sau: Tư lệnh, chính ủy quân đoàn: 57 tuổi; cấp sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn; lữ đoàn trưởng, chính ủy lữ đoàn: 52 tuổi; trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn: 48 tuổi; tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn: 42 tuổi; đại đội trưởng, chính trị viên đại đội: 37 tuổi; trung đội trưởng: 32 tuổi. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ cơ bản còn lại và chức vụ tương đương (cùng nhóm chức vụ) thuộc đơn vị làm nhiệm vụ phòng thủ đảo, bảo vệ dầu khí, hải quân đánh bộ, trinh sát bộ binh thực hiện như trên.
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn bộ binh có 1 trung đoàn SSCĐ: 55 tuổi; trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn bộ binh có 1 tiểu đoàn SSCĐ: 51 tuổi; tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn bộ binh có 1 đại đội SSCĐ là 45 tuổi.
Đối với các đơn vị quân chủng, binh chủng và chuyên môn kỹ thuật, SSCĐ, Điều 4, Chương II quy định: Hạn tuổi cao nhất của sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn; lữ đoàn trưởng, chính ủy lữ đoàn: 57 tuổi; trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn: 52 tuổi; tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn: 45 tuổi; đại đội trưởng, chính trị viên đại đội: 40 tuổi; trung đội trưởng: 35 tuổi. Đối với sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy trưởng, chính ủy, chính trị viên còn lại và chức vụ tương đương (cùng nhóm chức vụ) thuộc đơn vị quân chủng, binh chủng và chuyên môn, kỹ thuật, SSCĐ thực hiện như trên.