Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức luôn được duy trì và ngày
một phát triển. Nếu như giai đoạn 2001-2005 cả nước có khoảng 2.553.000 lượt
cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì giai đoạn
2006-2010 có khoảng 3.950.000 lượt và trong 4 năm (2011-2014) cả nước đã có hơn
3.770.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia các khóa đào tạo,
bồi dưỡng, tăng từ 15 đến 20%. Cùng với sự tăng về số lượt người tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được
chú trọng. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng hơn, nhờ thế chất
lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng dần được cải thiện, góp phần nâng chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đạt hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ,
công vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, cải cách hành chính,
chế độ công vụ, công chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức đang đứng trước những thách thức và yêu cầu mới.
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018
CẢNH GIÁC VỚI TÀ ĐẠO MỚI XUẤT HIỆN “HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI”
Những ngày gần đây, xuất hiện thông tin
về nhóm người len lỏi vào các trường đại học, vùng nông thôn ở miền Tây như
Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang để tuyên truyền về 'Hội thánh Đức chúa
trời'… Trên địa bàn Cần Thơ, cũng có thông tin nhóm người này xuất hiện ở
quận Thốt Nốt để tuyên truyền về 'Hội thánh Đức chúa trời'. Phương thức của nhóm
này là không thờ cúng ông bà, bỏ gia đình đi theo nhóm để tuyên truyền và trùm
đầu kín. Còn đối tượng mà họ tiếp cận, lôi kéo là sinh
viên, nữ sinh ở các trường đại học, cao đẳng hay người ngoài xã hội.
Chỉ cần bước chân vào đây, họ đều thay đổi tính cách, trở thành những người
thần kinh không còn bình thường, xa lánh gia đình, đề nghị hoặc trực tiếp đập
bỏ nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà; mang tiền đi cho hội thánh; sinh viên thì bỏ
học, người đi làm thì bê trễ công việc.
Nhãn:
Bàn tròn,
Diẽn biễn hòa bình,
Tuyên truyền
Nhận diện "Tà đạo" để phòng tránh
1. Về
người đứng đầu: Luôn tự đề cao, đánh bóng… bản thân mình (“Phật”, “Thánh”,
“Thần”…), nhiều người trước khi tạo dựng “tà đạo” còn mắc bệnh tâm thần hoặc từ
nước ngoài tuyên truyền phát triển vào trong nước.
2. Về
lý thuyết, “giáo lý”, “giáo luật”: Được chắp vá, pha tạp, cải biên từ lý
thuyết, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo truyền thống, nên đã có những điều
răn hướng thiện, an ủi người dân về mặt tinh thần trước những bất hạnh, khó
khăn trong cuộc sống (đây là điểm làm cho các “tà đạo” có thể tồn tại). Tuy
nhiên, có “tà đạo” nội dung giáo lý trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, phản
văn hóa, phản khoa học (khuyên người ốm không dùng thuốc, chỉ cần cúng, dâng
hoa, cầu nguyện, dùng “nước thánh”, “thuốc Phật”…), trái với quy luật tự nhiên,
lợi dụng các tà thuyết về “ngày tận thế” hoặc gắn với các nhu cầu về sức khỏe
để lôi kéo, mê hoặc, khống chế người dân.
MINH NGUYÊN HAY MINH DỞ?
(quyền dân chủ luôn được đảm bảo với mọi người dân Việt Nam
Giữa những
ngày tháng 4 lịch sử, cả nước đang hân hoan chào mừng kỷ niệm 43 năm cả nước
thống nhất và tri ân những người anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do để có
ngày đất nước tươi đẹp như hôm nay thì đâu đó vẫn có những tiếng nói lạc loài
được chi phối bởi những dã tâm đen tối như tác giả Lê Minh Nguyên với bài
báo Vòng xoáy suy vong của CSVN đăng trên blogger
Danlambao ngày 20/4/2018. Y viết thế này:“Vấn đề của Việt Nam hiện
nay là vấn đề thay đổi hệ thống chính trị, nó không phải là vấn đề hoài cổ
hay nhằm vào việc trả thù. Dân tộc Việt Nam cần đoàn kết để giữ gìn độc lập và
bảo vệ chủ quyền đất nước” luận điểm trên thể hiện đầu óc bệnh
hoạn của Y ở chỗ:
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018
Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam bây giờ mới có (!?)
Quốc nạn tham nhũng không là chuyện riêng của
một quốc gia nào, thời nào. Vì thế, cuộc chiến chống tham nhũng đã và đang diễn
ra hàng ngày, hàng giờ trên toàn thế giới.
Ngay ở nước ta, các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ… hầu như
triều đại nào cũng có nạn “sâu dân, mọt nước”, với mức độ biểu hiện khác nhau,
làm suy yếu tiềm lực của quốc gia, dân tộc, xuống cấp đạo đức xã hội… Cũng bởi
mối nguy hại đó mà bất kỳ thể chế, triều đại nào cũng đều muốn bài trừ, tận
diệt loại giặc nội xâm cực kỳ nguy hiểm này; ông cha ta đã từng coi "thủy, hỏa, đạo,
tặc" là bốn loại giặc nguy hại nhất của cuộc sống con người.
LẢI NHẢI BÀI CŨ!
Lại một mùa thương khó – nếu tự nhiên nghe/đọc câu này chúng ta có thể
cảm giác như sự cảm thán của ai đó về một thời vất vả, gian lao. Nhưng không,
đây thực chất là tiêu đề bài viết của một cây bút phản động có số má Nguyên
Thạch đăng trên blogger Danlambao tuần đầu tháng 4/2018.
Sức sống trẻ, niềm tin lớn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)