Việt Nam là một quốc
gia có nhiều tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng. Đảng, Nhà nước ta ngay từ
khi thành lập đã hiểu rõ nhu cầu tâm linh của người dân và coi quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của người dân. Xuyên suốt quá
trình lịch sử của đất nước, quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng
đã được Nhà nước cụ thể hóa trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019
Phát hiện, đập tan các âm mưu, hoạt động phản động
Các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
vào dịp kỷ niệm 30-4 thường tập trung vào hai vấn đề.
Thứ
nhất, là tuyên truyền, xuyên
tạc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước; ca ngợi chế độ
Việt Nam Cộng hòa, phủ nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam; xuyên tạc,
hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.
Thứ
hai, kích động, lôi kéo, xúi
giục người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động
tụ tập, biểu tình, gây rối an ninh trật tự; kết hợp với việc rải truyền đơn,
khẩu hiệu phản động. Thậm chí, các đối tượng ở bên ngoài còn tuyên truyền,
hướng dẫn người dân trong nước chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, bom xăng..., để
tấn công các cơ quan công quyền, gây cháy nổ tại các địa điểm công cộng để gây
mất an ninh trật tự.
NHẬN DIỆN BỆNH THÀNH TÍCH TRONG THI ĐUA
Phong
trào thi đua trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tích cực,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của
đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo động lực to lớn thúc đẩy toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, một
điều đáng tiếc rằng, hiện nay ở nước ta, căn “bệnh thành tích” trong thi đua đã
khá trầm trọng, gây tác hại nhiều mặt và ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào thi
đua yêu nước. “Bệnh thành tích” không chỉ biểu hiện ở việc làm không tốt nhưng
báo cáo hay, thành tích ít báo cáo nhiều mà còn biểu hiện ra muôn hình vạn trạng, có biểu hiện tinh vi khó lường. Không
chỉ có tập thể, cán bộ, công chức nhà nước mà cả người dân bình thường cũng có
thể mắc bệnh. “Bệnh thành tích” đã xâm nhập vào các gia đình và trẻ em. Không
ít học sinh gian lận, quay cóp trong học tập, thi cử để có thành tích học tập
cao. Và, không chỉ các em học sinh ham muốn thành tích mà cả phụ huynh và người
dạy cũng là đồng tác giả của “bệnh thành tích”.
Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019
Nâng cao chất lượng, vị thế người dạy
Dạy
học là một quá trình sư phạm phức hợp trong đó người dạy sử dụng nhiều hình thức,
phương pháp và phương tiện để trình bày nội dung theo kế hoạch. Nâng cao chất
lượng, vị thế người dạy là vấn đề mang tính quy luật. Bởi muốn có trò giỏi thì
phải có thầy giỏi. Trong giáo dục và đào tạo về mặt truyền đạt kiến thức,
người dạy đóng vai trò chủ đạo. Về mặt hình thành nhân cách, người dạy là tấm
gương. Thầy nào trò đó. Tâm thế người dạy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo
dục và tâm lý xã hội. Trong dạy và học có mối quan hệ biện chứng tác động
qua lại lẫn nhau, trong đó người dạy giữ vị trí quyết định đến chất lượng giáo
dục và đào tạo. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, lối sống của người dạy
có tác động rất lớn đến người học, họ là tấm gương phản chiếu trực tiếp đến nhận
thức của người học.
HIỂU THẾ NÀO LÀ LỢI ÍCH NHÓM
Một là, tạo mối quan hệ với cấp trên, với cơ quan có
thẩm quyền, khi cần thiết có thể hối lộ dưới mọi hình thức để giành được kinh
phí, đề tài, dự án… cho đơn vị, địa phương, làm tổn thất lợi ích chung của đất
nước. Móc ngoặc với những người có chức, có quyền quyết định để được bố trí vào
các chức vụ mong muốn có lợi cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình,
trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác
đó. Người có chức, có quyền, thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích
cá nhân từ kết quả phê duyệt của mình cho người thân quen. Họ cố kết “chăm lo
lợi ích” cho nhau.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đổi
mới giáo dục có rất nhiều thành tố, để đổi mới giáo dục phải tiến hành đồng bộ
với những bước đi, việc làm cụ thể. Có thể hiểu một cách khái quát về đổi mới
giáo dục chính là chấn hưng giáo dục để có sản phẩm giáo dục thực chất, đó là
con người đáp ứng yêu cầu của xã hội và thời đại.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)