Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Xóa bỏ tâm lý “Không sợ bị trừng phạt” để góp phần phòng, chống tham nhũng có kết quả


1- Quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng được thể hiện qua hàng loạt vụ “đại án” được đưa ra xét xử; nhiều cán bộ, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước bị truy tố, kỷ luật. Cuộc đấu tranh này đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước về quyết tâm chống tham nhũng; đặc biệt, xây dựng được niềm tin từ nhân dân, rằng bất cứ ai lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi bất chính đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

GÌN GIỮ HÒA BÌNH LHQ VÀ SỰ THAM GIA TÍCH CỰC CÓ HIỆU QUẢ CỦA VIỆT NAM


Thực hiện chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia vào các hoạt động quốc tế đa phương của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện về pháp lý, tổ chức, nhân lực và điều kiện vật chất để tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Ngày 25-5-2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Đề án “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”. 

Học ngoại ngữ, bí quyết thành công của Bác Hồ


Theo Giáo sư Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, với hơn 40 năm nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp của Bác Hồ, đã có nhiều chuyên đề và kể nhiều câu chuyện về Bác cho biết rằng:
          Bác Hồ của chúng ta bằng con đường tự học đã làm chủ 29 ngoại ngữ, nhiều thứ tiếng dân tộc và có cuộc hành trình 30 năm ròng, đi qua gần 40 quốc gia và làm nên sự nghiệp lớn.
          Học ngoại ngữ theo Bác là phù hợp với sự phát triển mới của đất nước

NHỮNG KẺ SỢ ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN


Chúng ta không lạ lẫm gì với những VOA, những RFA, BBC Tiếng Việt, Thoibao.de, SBTN (Vietlife), Viễn Đông, Người-Việt… nói trắng ra đây là những kênh thông tin MỘT CHIỀU của những kẻ đã rời bỏ quê hương, lưu vong nơi xứ người và hàng ngày nhìn vào VN với duy nhất một góc nhìn là DÈM PHA, CAY CÚ.
            Cách đây nhiều năm tôi cứ nghĩ họ đơn thuần là những người bất đồng chính kiến với đảng cộng sản VN. Ồ, vậy thì không sao, họ vẫn là người Việt, họ vẫn yêu thương VN tuy rằng họ ghét cộng sản. Nhưng dần dần tôi nhận ra một điều, dù rất đớn đau, nhưng vẫn phải thừa nhận. Đó là một bộ phận lớn các thợ viết, thợ livestream của các kênh hải ngoại này, họ đã không còn là người Việt Nam nữa rồi.

NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI ĐỜI CỦA NỮ ANH HÙNG HUYỀN THOẠI VÕ THỊ SÁU


"…Chúng trói chị Sáu vào gốc cây hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Chúng lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt. Chị vẫn tự nhiên, hiên ngang ca hát, mắt sáng rực, nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”… ".
            Tại sự kiện “Những cuốn sách tri ân” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) diễn ra tại Hà Nội, Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản CAND đã giới thiệu gần 100 cuốn sách về đề tài này.
            Đồng thời, thay mặt Nhà Xuất bản CAND, nhà văn Nguyễn Hồng Thái cung cấp những tư liệu quý đến độc giả và các phóng viên báo chí về nữ anh hùng- liệt sĩ Võ Thị Sáu để xóa tan những dư luận xấu, không đúng sự thật xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua.

BỨC THƯ GỬI HẬU THẾ NĂM 2100 Ở NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH


Tại sân nhà máy truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1-1-2100".
            "Kho lưu trữ" lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình chóp cụt, 4 mặt bên hình thang, có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.