Các khu công nghiệp ở nước ta là nơi tập
trung hàng vạn, có nơi đến hàng chục vạn người lao động, chủ yếu từ nông thôn
ra làm việc, sinh sống; phần lớn trong số đó đời sống sinh hoạt còn nhiều khó
khăn,… đã làm xuất hiện vô số những vấn đề xã hội nảy sinh. Đây
cũng là nơi tiềm ẩn và phát sinh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, dễ bị các thế
lực thù địch lợi dụng kích động gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội nhất là trong quá trình sản xuất, một số doanh
nghiệp ở các khu công nghiệp chưa chú trọng đến mục tiêu, yêu cầu phát triển bền
vững, chấp hành không tốt các quy định của pháp luật về lao động, doanh nghiệp,
tiền lương, bảo hiểm; chế độ, chính sách liên quan đến đời sống, thu nhập, an
sinh xã hội của người lao động chưa được quan tâm đúng mức, v.v. Cùng với đó,
công tác thu hồi, đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công
nghiệp chưa thỏa đáng, hiện tượng sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhiều nơi còn
xảy ra rất nghiêm trọng,… kéo theo tranh chấp, đơn thư khiếu kiện kéo dài gây bức
xúc trong cộng đồng, xã hội.
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019
Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mới
Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, tác động nhiều chiều tới môi trường đối ngoại của nước
ta. Thế giới đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ trật tự “nhất siêu, đa cường”
sang một trật tự mới với đặc điểm nổi bật là “đa trung tâm, đa tầng nấc”. Quan
hệ giữa các nước lớn, nhất là giữa ba nước Mỹ - Nga - Trung Quốc cũng có những
thay đổi sâu sắc. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều diễn
biến nhanh chóng, nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ dẫn đến
thay đổi tương quan so sánh lực lượng; tiến trình hội nhập khu vực Đông Nam Á
đã chuyển sang giai đoạn mới với việc hình thành các cộng đồng ASEAN; tình hình
Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó có thể dự báo chính xác được chiều
hướng vấn đề trong thời gian tới. Vì vậy, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ là mục tiêu, là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Từ thực tiễn bảo vệ chủ quyền biển, đảo thời
gian qua, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý sau:
TĂNG CƯỜNG “DẠY NGƯỜI”
Năm học 2019-2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ
đạo tăng cường “dạy người” trong đó nhấn mạnh “tất cả vì học sinh thân yêu”, từ
bỏ bệnh thành tích, tập trung thực hiện tốt các khẩu hiệu trong nhà trường…
liệu có thực hiện được chỉ đạo này?
Năm học 2019 - 2020, công tác “dạy người” phải được coi là một
nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng
cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học mới 2019-2020.
Theo đó, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng
tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Nhận diện thủ đoạn lợi dụng “thư ngỏ, góp ý” Đại hội XIII để chống phá Đảng, nhà nước
Đảng Cộng sản Việt Nam
đang tiến hành các bước chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần
thứ XIII. Lợi dụng thời điểm diễn ra sự kiện quan trọng này, các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, chống phá
dưới nhiều hình thức, như “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho Đại hội XII”…Hình thức như trên đã trở thành hoạt động mang
tính “truyền thống” mỗi kỳ Đại hội Đảng. Nếu thiếu nhận thức chính trị, chỉ
nhìn qua những bản góp ý, trao đổi được chuẩn bị khá dày dặn này (có bản dài
đến 50 trang) sẽ khiến nhầm lẫn “sự góp ý tâm huyết”. Song kỳ thực, vấn đề đã
trở nên cũ rích từ nhiều kỳ đại hội trước được diễn đạt lại với giọng điệu mới
tinh vi, được che đậy bởi nghệ thuật sử dụng ngôn từ trau chuốt mà “hoa ngôn
xảo ngữ”.
Học Bác: Làm gì để dân quý, dân tin?
Lối sống gần gũi, giản dị, lời nói luôn đi đôi
với việc làm của Người là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: Làm gì để dân
quý, dân tin!
Nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già kính yêu
của dân tộc, điều đầu tiên người ta nhắc tới là sự gần gũi, giản dị, luôn sống
và nghĩ cho dân, cho nước trước nhất. Bằng lối sống ấy, Người đã giành trọn
niềm tin yêu của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Xin minh chứng câu
chuyện về Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960 qua lời kể của, ông Nguyễn Túc
- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư
vấn về văn hóa-xã hội “Đó là dịp Đại hội
lần thứ III của Đảng năm 1960, ông Túc cùng với các ông Đậu Ngọc Xuân, Trịnh
Ngọc Thái được Trung ương phân công lo công tác phiên dịch văn kiện, phiên dịch
ở hội trường. Buổi tối, Bác Hồ thường xuống động viên anh em phiên dịch và nói
chuyện vui. Phát hiện anh Phạm Huy Thông đánh máy nhầm chủ trương xây dựng 400
nhà máy thành 400 nhà bếp, Bác “mắng”: “chú này đúng là mũi nhòm mồm”. Rồi Bác
chủ động hỏi han về chế độ ăn uống của anh em làm công tác phục vụ. Khi biết
mỗi người được 2 nghìn đồng, lại phải làm ngày làm đêm, trong khi đại biểu dự
Đại hội Đảng được 4 nghìn đồng mà chỉ làm việc ban ngày, Bác bảo như thế là không
công bằng và yêu cầu phải sửa”.
Thông tin phiến diện, sai lệch về giáo dục cũng là biểu hiện suy thoái
Ít có lĩnh vực nào được xã hội, người dân quan tâm như lĩnh vực
giáo dục. Cũng ít có hoạt động nào mà lại liên quan mật thiết đến mọi người,
mọi nhà như hoạt động giáo dục. Nói đến giáo dục là nói đến triển vọng và trăn
trở của một đời người, tương lai và nỗi lo của cả gia đình, tiền đồ và thử
thách của toàn dân tộc.
Triển vọng, tương lai, tiền đồ lớn hay nhỏ; trăn trở, nỗi lo, thử
thách nhiều hay ít của nền giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có một
yếu tố tuy vô hình nhưng lại có tác động đến sự ổn định, phát triển của giáo
dục, đó chính là niềm tin của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)