Kiểm soát quyền tư
pháp là vấn đề nan giải và phức tạp cả trên góc độ lý luận và thực tiễn, điều
này xuất phát từ những mâu thuẫn nội tại của bản thân đời sống xã hội và tính
đặc thù của quyền tư pháp - đó là sự độc lập trong mối quan hệ với quyền lập
pháp và hành pháp. Quyền tư pháp là quyền xét xử mà nhân dân giao cho Tòa án,
đây là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi
phạm hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ
chức và cá nhân không được can thiệp vào hoạt động của cơ quan tư pháp. Bảo vệ
pháp luật, công lý, tự do của công dân là trách nhiệm hàng đầu của tư pháp. Có
thể có nhiều cách khác nhau trong tổ chức thực thi quyền lực nhà nước nhưng tư
pháp độc lập là một trong những nguyên tắc quan trọng mang tính quyết định của
Nhà nước pháp quyền (NNPQ).
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Tăng cường xây dựng
đạo đức công vụ (ĐĐCV) ở Việt Nam hiện nay có vai trò quan trọng, góp phần xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Xây dựng ĐĐCV thực chất là đưa văn hóa vào trong chính trị cũng như làm cho văn
hóa (cốt lõi là đạo đức) lan tỏa, thấm sâu trong các quan hệ và hoạt động công
vụ, từ đó làm cho việc sử dụng quyền lực và hoạt động công vụ thật sự vì lợi ích
của nhân dân. Bài viết phân tích sự cần thiết của việc tăng cường xây dựng
ĐĐCV; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ĐĐCV ở Việt Nam hiện
nay.
1. Sự cần thiết của việc xây dựng đạo đức công vụ ở nước
ta
Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của xây dựng văn hóa
công vụ (trong đó cốt lõi là đạo đức công vụ), Văn kiện Đại hội XII của Đảng
chỉ rõ: “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Chú trọng chăm lo xây
dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là
nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”(1).
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con
người. Mỗi lời nói, hành động của Người đều hướng tới lợi ích thiết thực của
con người, hướng tới sự hài hòa giữa con người, xã hội với thiên nhiên, trong
đó việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng không nằm ngoài mục đích đó. Quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái được thể hiện rõ
thông qua đời sống sinh hoạt của Người, những bài viết, bài nói, những phong
trào, những lời khuyên răn đối với nhân dân, cán bộ. Đến cuối đời, trong những
lời dặn dò trong Di chúc, Bác cũng không quên đề cập đến vấn đề bảo
vệ môi trường sinh thái.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến
vấn đề trồng cây và bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 1947, khi nước nhà mới
giành độc lập, trong tác phẩm “Đời sống mới” (bút danh Tân Sinh), Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu hai phương diện của môi trường là môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Về môi trường tự nhiên, Người viết: “về vệ sinh, đường xá phải
sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và chăm sóc cẩn thận.
Những ao hồ không cần thì lấp đi, cho đỡ muỗi. Phải có cầu xia chung, hoặc cầu
xia riêng từng nhà. Đã khỏi hôi thối, ruồi nhặng, lại có phân tốt”(1).
Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội và giải pháp phòng, chống
Cùng với sự chống phá trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, mấy năm gần đây, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng in-tơ-nét (interrnet), mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, chế độ ta, với những thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc. Vì thế, nhận diện và đấu tranh làm thất bại mưu đồ đó của chúng là giải pháp cấp thiết hiện nay.
HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI” NƯỚC CỜ CAO TAY CỦA VIỆT NAM
Lường trước những mưu đồ của gã hàng xóm, ngay từ thập niên 70 Việt Nam đã âm thầm xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Vậy “Hai hành lang, một vành đai” là gì?
Theo Tiến sĩ Bùi Hải Đăng (trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH&NV Tp.HCM), Việt Nam đã âm thầm xây dựng “hành lang chủ quyền” thứ nhất trên các đảo nổi ở quần đảo Trường Sa ngay từ thập niên 70. Sang đến những năm 80, hai nhánh chủ lực của Việt Nam cùng lúc vừa mở rộng “hành lang chủ quyền” thứ nhất khi trú đóng và kiên cố hoá toàn bộ công sự ở các đảo nổi thuộc vành đai phía Tây quần đảo Trường Sa bằng chiến dịch CQ-88, vừa xây dựng hệ thống cụm Dịch vụ Kinh tế – Khoa học – Kỹ thuật DK-1 trên “hành lang chủ quyền” thứ hai ở khu vực thềm lục địa phía Nam.
KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG, LÔI KÉO, KÍCH ĐỘNG
Thời gian qua, những
sai phạm của một số cán bộ, đảng viên đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi
kéo, kích động.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” và âm mưu “diễn biến hòa bình” luôn có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ tình trạng này đã và
đang là một nhiệm vụ cấp thiết.
Từ dự báo khoa học đến những hiện tượng nguy hiểm
Cách đây 6 năm, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam và một số cơ quan đồng tổ chức hội thảo khoa học về “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” (TDB, TCH). Hội thảo xác định, TDB, TCH có thể diễn ra 3 giai đoạn,
ứng với 3 mức độ. Ở giai đoạn ban đầu, đối tượng thể hiện sự hoang mang, dao
động về tư tưởng chính trị, hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, về Chủ nghĩa
Mác-Lênin; giai đoạn 2, đối tượng bắt đầu chủ động tiếp nhận những thông tin
trái chiều, những luận điệu chống đối, hoặc lý luận phản động; giai đoạn 3, đối
tượng hoàn toàn có tư tưởng phản động, chống đối. Tương ứng với đó sẽ là 3 kịch
bản TDB, TCH: Một là, về chính trị. Hai là, từ kinh tế chuyển
hóa về chính trị. Ba là, các phần tử biến chất liên kết lại, dùng
“nội công, ngoại kích” tạo ra “cách mạng màu” theo kiểu “mùa xuân Ả-rập”.
Năm 2016, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã đề cập
mối quan hệ nguy hiểm: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước
ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu
kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng
của Đảng và dân tộc”.
Một dẫn chứng của hiện tượng trên chính là Trịnh Xuân Thanh.
Theo thông tin kết luận từ cơ quan chức năng, Thanh có nhiều sai phạm từ lâu
nhưng không bị xử lý vì có sự dung túng, bao che và còn liên tục được bổ nhiệm
cao hơn, nên ngày càng lộng hành, coi thường kỷ cương, phép nước, coi thường
những ý kiến góp ý của cấp trên, đồng đội. Với bản tính như vậy, khi bị xử lý,
Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng, công khai tuyên bố không còn tin ở lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, trốn đi nước ngoài. Thanh đã tự biến mình từ một tội phạm tham
nhũng trở thành kẻ tiếp tay cho các đối tượng phản động, cung cấp tài liệu (cả
tài liệu mật) để chúng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)