Social Icons

Pages

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và thông điệp 'lấy đức làm gốc'

'Đức đi đôi với tài, nhưng đức phải là gốc', đó là thông điệp được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong lần gặp gỡ gần 400 đảng viên trẻ vừa qua.
“Truyền lửa” cho thế hệ trẻ về tinh thần học tập và làm theo gương Bác Hồ trong lần gặp mặt này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh yêu cầu trước tiên là phải “hiếu và thấm nhuần” những điều Bác đã dạy và phải thực hiện cho bằng được. Đã là đoàn viên thanh niên phải đi đầu xung kích, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên

BÀI HỌC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TỪ CÁCH ỨNG XỬ CỦA BÁC HỒ

Có rất nhiều câu chuyện về phong cách ứng xử của Bác Hồ, chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc, lưu lại cho bao thế hệ người Việt Nam và nhân dân trên thế giới. Dưới đây chỉ là một vài câu chuyện về cách ứng xử của Bác, để lại nhiều bài học quý giá cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ.
Câu chuyện mời Bác cưỡi ngựa: Năm 1950, Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới. Anh em cảnh vệ kiếm được con ngựa, mời Bác cưỡi. Bác bảo: Chúng ta có bảy người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện. Anh em cố nài Bác: Chúng cháu còn trẻ, Bác đã nhiều tuổi, đường xa, công việc nhiều xin Bác lên ngựa cho. Bác nói: Các chú đều khỏe, còn trẻ cả, để đi đường xem các chú có theo kịp Bác không. Anh em khẩn khoản mãi, không nỡ từ chối, Bác trả lời: Thôi được, các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ balô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi.

KỈ NIỆM 55 NĂM NGÀY MẤT ANH HÙNG LIỆT SĨ NGUYỄN VĂN TRỖI (15/10/1964 - 15/10/2019)


Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, sinh ngày 1/2/1940 tại làng Thanh Quýt, nay thuộc xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Văn Trỗi là một tấm gương chiến đấu dũng cảm. Anh đã hy sinh anh dũng ngày 15/10/1964, khi mới 24 tuổi.
Ngày 02/05/1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu.
Công việc bại lộ, anh bị bắt vào lúc 22 giờ ngày 09/05/1964. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.

BA CĂN CỨ CHỨNG MINH BÃI TƯ CHÍNH THUỘC VIỆT NAM


Căn cứ địa chất, địa lý và pháp lý đều cho thấy khu vực bãi Tư Chính không phải khu vực tranh chấp ở Biển Đông, theo các chuyên gia.
"Xét về cả mặt địa chất và địa lý, vùng Tư Chính - Vũng Mây thuộc thềm lục địa của Việt Nam và không phải là một bộ phận của quần đảo Trường Sa", Phó giáo sư Nguyễn Chu Hồi, cựu Cục phó Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam, nói trong Tọa đàm "Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế" sáng nay tại Hà Nội. Tọa đàm do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của nhiều chuyên gia và các bộ ngành, như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển.
Ông Chu Hồi củng cố quan điểm của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/10, khẳng định bãi Tư Chính là của Việt Nam, không phải nơi có tranh chấp, khi tàu khảo sát Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Nam Biển Đông từ đầu tháng 7. Bà Hằng bác bỏ phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, trong đó cho rằng "bãi Tư Chính là của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam dừng khai thác dầu khí".

KIỂM SOÁT QUYỀN TƯ PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN


Kiểm soát quyền tư pháp là vấn đề nan giải và phức tạp cả trên góc độ lý luận và thực tiễn, điều này xuất phát từ những mâu thuẫn nội tại của bản thân đời sống xã hội và tính đặc thù của quyền tư pháp - đó là sự độc lập trong mối quan hệ với quyền lập pháp và hành pháp. Quyền tư pháp là quyền xét xử mà nhân dân giao cho Tòa án, đây là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ chức và cá nhân không được can thiệp vào hoạt động của cơ quan tư pháp. Bảo vệ pháp luật, công lý, tự do của công dân là trách nhiệm hàng đầu của tư pháp. Có thể có nhiều cách khác nhau trong tổ chức thực thi quyền lực nhà nước nhưng tư pháp độc lập là một trong những nguyên tắc quan trọng mang tính quyết định của Nhà nước pháp quyền (NNPQ).

TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


Tăng cường xây dựng đạo đức công vụ (ĐĐCV) ở Việt Nam hiện nay có vai trò quan trọng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng ĐĐCV thực chất là đưa văn hóa vào trong chính trị cũng như làm cho văn hóa (cốt lõi là đạo đức) lan tỏa, thấm sâu trong các quan hệ và hoạt động công vụ, từ đó làm cho việc sử dụng quyền lực và hoạt động công vụ thật sự vì lợi ích của nhân dân. Bài viết phân tích sự cần thiết của việc tăng cường xây dựng ĐĐCV; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay.
1. Sự cần thiết của việc xây dựng đạo đức công vụ ở nước ta
Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của xây dựng văn hóa công vụ (trong đó cốt lõi là đạo đức công vụ), Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”(1).