Social Icons

Pages

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

NHẬT KÝ 14 NGÀY CÁCH LY TẠI VIỆT NAM

No photo description available.Ngày đầu tiên....
Chúng tôi vừa từ chuyến bay Deagu về Đà Nẵng thân yêu .
Trên máy bay chúng tôi được chuẩn bị cho những bộ đồ chống dịch cực kỳ xịn . Khẩu trang , đồ bảo hộ rồi nước dung dịch chống khuẩn tay chân .
Cánh cửa máy bay được mở ra , luồng gió mát từ ngoài ùa vào vỡ òa trong cảm xúc , thầm nghĩ :
( Việt Nam đây rồi chứ còn đâu )

Bước xuống cầu thang máy bay chúng tôi lại được thêm một lần khử trùng dịch nữa . Các chú bộ đội ân cần hướng dẫn cách phòng và đưa chúng tôi lên xe đến khu vực cách ly .
Bước tới khu vực cách ly : Nghĩ lại buồn cười … Mình cũng được ở trong quân ngũ này .
Nếu mà ở Hàn hiện giờ đang chạy đôn chạy đáo tìm mọi cách để chống dịch thì chúng tôi ở đây được ân cần chăm sóc mà đã lâu rồi chưa được .

CÂU CHUYỆN BÊN LỀ DỊCH CoVid-19 – KHI TỰ NHỤC TRỞ THÀNH BẢN NĂNG

No photo description available.Nói về “tự nhục”, thì đây là một từ mới còn chưa được cập nhật trên từ điển tiếng Việt, nó chỉ mới xuất hiện mấy năm trở lại đây cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội. Đại khái tự nhục là chỉ những người mắc cái bệnh luôn cảm thấy đất nước mình, dân tộc mình luôn kém cỏi, nghèo nàn, xấu xí mà không chịu nhìn thẳng, nhìn thật vào bản chất vấn đề.
Trái với tự hào, cũng không giống với tự ti, tự nhục có một kiểu rất riêng và theo tôi nó thường gắn liền với sính ngoại. Xin đừng đánh đồng tự nhục với những hành động chỉ ra được những mặt trái, những hạn chế còn tồn đọng của đất nước. Bởi vì tự nhục là thích tự hạ thấp quốc gia, dân tộc mình xuống, nhưng không phải để biểu hiện sự cầu thị mà trái lại tự cố ý bôi xấu dân tộc và đề cao các giá trị ngoại lai như một thứ chuẩn mực kệnh cỡm.

Những ý kiến phi lý về định hướng xã hội chủ nghĩa khi phát triển kinh tế thị trường ở nước ta!

Trên mạng thời gian qua, có nhiều ý kiến sai trái tập trung tấn công vào định hướng XHCN (ĐHXHCN) trong quá trình phát triển kinh tế thị trường (KTTT) ở nước ta với nhiều luận điệu sai trái. Chẳng hạn, họ cho rằng việc Đảng ta đưa ra ĐHXHCN là thừa, là vô nghĩa và chỉ cần đặt vấn đề xây dựng nước ta dân giàu, nước mạnh là đủ, cần gì phải ĐHXHCN (!), là vì theo họ dòng sông tự nó chảy ra biển cần gì phải uốn nắn (!); rằng nước ta tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một điểm kỳ quặc, trái quy luật (!), vì thế, hãy tạm gác lại mục tiêu đi lên CNXH và lùi về với cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân là đúng đắn nhất (!) v.v…và v.v…
Viện cớ các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, hệ thống XHCN lâm vào thoái trào, những người chống đối chủ nghĩa Mác-Lênin ở nước ta vội vàng kết luận: CNXH theo lý thuyết của Mác-Lênin là siêu hình, giả tưởng. Chủ nghĩa đó không phải là chân lý khoa học, không thể kiểm nghiệm được trong thực tế; nó chỉ tồn tại trong những bộ óc hoang tưởng và bệnh hoạn, được Đảng Cộng sản bơm lên thành học thuyết chính thống, để áp đặt sự cai trị của mình lên toàn xã hội (?). Theo họ, định hướng tới một xã hội không có thực, một xã hội mà Đảng lãnh đạo xã hội cũng không hình dung rõ diện mạo và kích thước lịch sử của nó như thế nào, thì đó chỉ là những thứ định hướng “tù mù”, “hư ảo” (!); rằng dẫn dắt đất nước gần trăm triệu người tới một xã hội hư ảo như vậy, quả thật là nguy hiểm và tội lỗi! Có một số ý kiến còn phê phán Đảng ta “chủ trương KTTT theo ĐHXHCN” là đem “kinh tế tư bản” nhập với “chính trị cộng sản” để thành một thứ xã hội hổ lốn, không ra môn cũng không ra khoai (!)

Tại con Covid?

Gia đình tôi ở tại một căn hộ tầng 16 tòa chung cư mới xây ở Quận Nam Từ Liêm.
Ra Tết, vợ chồng tôi chọn ngày chủ nhật mời nhóm bạn thân tới nhà, gọi là uống chén rượu xuân với gia đình, nhưng kỳ thực, cả chủ và khách đều muốn nhân những ngày sau Tết chưa mấy bận rộn để hàn huyên.
11 giờ, tôi đón khách ở sảnh tầng 1.
Đang tay bắt mặt mừng, một người bạn bỗng thì thào: Này ông, có người Trung Quốc ở đây à?
Tôi hơi ngạc nhiên. Nhưng rồi chợt hiểu khi thấy bạn tôi dè dặt nhìn người đàn ông cao, to, mắt một mí, trong bộ đồ thể thao, cũng đang bước vào.
Thì ra, anh ta sợ lây Corona.
Hôm đó, dịch Corona (nay gọi là Covid-19) đã có ở TQ, nhưng chưa khốc liệt như bây giờ. Thông tin có, nhưng thưa thớt. Và nhìn chung, nó có vẻ chưa thành chuyện thật sự cần quan tâm nhiều. Nhưng có lẽ làm truyền thông, quá thạo tin nên bạn tôi cảnh giác.
Tôi vỗ vai, nói khẽ: Yên tâm đi. Cậu kia không phải Trung Quốc, mà là Hàn Quốc, thuê căn hộ sát căn hộ nhà tôi mà.
Mặt anh bạn tôi giãn ra, hết lo lắng: Hàn thì OK.

Văn minh trên mạng xã hội: Những ý kiến trái chiều

Kết quả khảo sát mới được Microsoft công bố cách đây ít ngày nhân ngày quốc tế An toàn Internet, theo đó VN nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số văn minh thấp nhất trên không gian mạng, đang tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.
Những ý kiến phản đối cho rằng kết quả khảo sát này chỉ được tiến hành tại 25 nước trên thế giới và chỉ có 500 người tham gia ở mỗi nước nên kết quả không thể khách quan, chính xác. Nhiều người còn cho rằng Microsoft có định kiến với VN, nên có thể họ chọn những người theo ý họ, cách phỏng vấn có thể có gài bẫy và tại sao Microsoft lại chọn VN mà không phải nước khác để khảo sát…
Cũng có nhiều dân cư mạng trong nước chấp nhận kết quả khảo sát nói trên của Microsoft. Họ lập luận rằng, kết quả khảo sát này là dựa trên ý kiến của chính những người sử dụng MXH ở VN, chứ không phải là ý kiến chủ quan của những người đi khảo sát. Hơn nữa, đây đâu phải lần đầu Microsoft tiến hành khảo sát kiểu này và phương pháp khảo sát của họ dựa trên những căn cứ khoa học đã được kiểm nghiệm. Và quan trọng là Microsoft không có lí do gì để gây thù hằn với một thị trường đầy tiềm năng có gần 100 triệu dân và số người sử dụng Internet lên đến 65 triệu người như VN.

NHỮNG NGƯỜI THƯỢNG ĐẲNG

No photo description available.Có hơn 200000 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, mình nghĩ rằng chưa và sẽ không có người Việt nào "dỗi" hay đòi chế độ cách ly tại các khách sạn 4 sao.
Nhưng có khoảng 20 người Hàn Quốc, không chịu hợp tác cách ly, đòi ở khách sạn 4 sao, chế độ chăm sóc đặc biệt, họ lo ngại rằng Việt Nam sẽ "không đón tiếp tử tế". Trong khi đó, những công dân Việt Nam trở về nước phải cách ly ở doanh trại quân đội hoặc các bệnh viện, trung tâm y tế, chế độ ăn uống cơ bản. Trong khi đó ở Israel, hơn 200 người trên máy bay từ Hàn Quốc bị từ chối nhập cảnh, phải quay lại Hàn Quốc.